Danh mục

CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG VIỆT NAM HIỆN NAY

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 288.08 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào ngày 20/7/2000. Trong những ngày đầu mới thành lập, mặc dù có rất nhiều khó khăn, TTCK Việt Nam vẫn chứng tỏ tiềm năng phát triển mạnh mẽ.VN-Index tăng vọt từ 100 điểm ngày 28/7/2000 lên 571,04 điểm vào ngày 25/6/2001. Tuy nhiên TTCK đã để lại nỗi ám ảnh cho nhà đầu tư tham gia khi thị trường suy thoái xuống dưới 140 điểm. Thời kỳ này kéo dài 4 năm. Sau một thời kỳ trầm lắng, TTCK lại vươn mình đi lên. VN-Index tăng ngoạn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG VIỆT NAM HIỆN NAY CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào ngày 20/7/2000. Trong những ngày đầu mới thành lập, mặc dù có rất nhiều khó khăn, TTCK Việt Nam vẫn chứng tỏ tiềm năng phát triển mạnh mẽ.VN-Index tăng vọt từ 100 điểm ngày 28/7/2000 lên 571,04 điểm vào ngày 25/6/2001. Tuy nhiên TTCK đã để lại nỗi ám ảnh cho nhà đầu tư tham gia khi thị trường suy thoái xuống dưới 140 điểm. Thời kỳ này kéo dài 4 năm. Sau một thời kỳ trầm lắng, TTCK lại vươn mình đi lên. VN-Index tăng ngoạn mục từ 300 điểm cuối năm 2005 lên đến 632 điểm vào 25/4/2006. Thế nhưng đến 1/8/2006, TTCK chỉ còn 400 điểm. Đến tháng 11/2006 thị trường tăng đạt mức kỉ lục 665.53 điểm và tiếp tục theo chiều thẳng đứng đi lên đến 1200 điểm vào giữa tháng 3/2007 và đi xuống chỉ còn 968 điểm vào cuối tháng 4/2007. 2.1 Thị trường chứng khoán năm 2008 Trong 6 tháng đầu năm 2008 chỉ số VN- Index đã giảm hơn 56,6% so với thới điểm cuối năm 2007, khối lượng giao dịch qua khớp lệnh bình quân mỗi tháng đạt trên 137 triệu đơn vị. - Tại sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Chỉ số VN- Index đã giảm hơn 56,6% so với thới điểm cuối năm 2007, khối lượng giao dịch qua khớp lệnh bình quân mỗi tháng đạt trên137 triệu đơn vị.. Diễn biến mua bán của nhà đầu tư ngoại trong 6 tháng qua vẫn rất cao, tuy nhiên chủ yếu là xu thế mua vào. Lượng mua vào trong 6 tháng đầu năm 2008 vẫn gấp đôi lượng bán ra. - Tại sàn chứng khoán Hà Nội. Cũng với xu hướng sụt giảm như VN- Index chỉ số HASTC- Index cũng đã giảm tới 65% so với cuối năm 2007. Khối lượng giao dịch bình quân mỗi tháng đạt 66 triệu đơn vị, tương đương giá trị giao dịch đạt 3.360 tỷ đồng. Nhà đầu tư ngoại giao dịch mua bán tại sàn Hà Nội cũng khá sôi động, trong 6 tháng đầu năm 2008 họ mua vào 11.940.110 cổ phiếu, và chỉ bán ra 7.185.900 cổ phiế 01/01/2008 đến 26/03/2008: VN-Index giảm từ 921 điểm xuống 500 điểm. Đây là giai đoạn lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ, TTCK thừa cung thiếu cầu. • 3 cuộc IPO lớn của VCB, Sabeco và Habeco khiến nguồn cung cổ phiếu gia tăng. • Ngày 16/01/2008 ngân hàng nhà nước (NHNN) quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng thêm 1%. • Ngày 13/02/2008, NHNN quyết định phát hành 20.300 tỷ VND tín phiếu bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. • Lạm phát tháng 2 là 3,56%, cao hơn tháng 1 (tháng Tết). Giá xăng dầu điều chỉnh tăng 11,5% cuối tháng 2. 26/03/08 đến 20/06/08: VN-Index rơi mạnh xuống đáy với nhiều thông tin xấu về nền kinh tế được bộc lộ vào thời gian này (Vn-Index từ 504 điểm xuống 364 điểm). • Ngày 27/03/08 UBCK quyết định giảm biên độ giao dịch trên cả 2 sàn HOSE và HASTC xuống còn 1% và 2%. Do thanh khoản thấp ngày 07/03/2008, UBCK lại tăng biên độ lên 2% và 3% trên 2 sàn. • Thâm hụt cán cân vãng lai 4 tháng đầu năm lên đến 11,4 tỷ USD gần bằng cả năm 2007 (12,4 tỷ USD). Nguy cơ về khủng hoảng cán cân thanh toán được nhắc tới. • Quản lý thị trường còn nhiều yếu kém tạo điều kiện cho đầu cơ đẩy giá gạo, xi măng, sắt thép lên; CPI tháng 5 đạt mức tăng kỷ lục 3,9% so với tháng 4. • Liên tục trong 1 thời gian ngắn NHNN tác động vào lãi suất: ngày 16/05/08 nâng lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12% và tiếp tục tăng lên 14% vào ngày 09/06/08. 6 tháng cuối năm 2008 20/06/08 đến 27/08/200): Giai đoạn đón nhận thông tin tốt ban đầu của nền kinh tế dưới tác động của các chính sách của Chính phủ. VN-Index tăng từ 364 điểm lên 561 điểm (52%) trong 2 tháng, thanh khoản của TTCK được cải thiện • FDI đăng ký 6 tháng 2008 đạt 31,6 tỷ USD vượt xa con số 20,3 tỷ USD cả năm 2007. FDI 6 tháng giải ngân đạt 5 tỷ so với 8 tỷ năm 2007. • Xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 29,7 tỷ USD tăng 31,8% so với cùng kỳ. Nhập siêu tháng 6 chỉ còn 1,3tỷ USD giảm hơn ½ so với tháng 5. • Mức tăng CPI đã chậm lại, cụ thể CPI tháng 6 tăng 2,14%, tháng 7 tăng 1,15%. • Tỷ giá VND/USD dần đi vào ổn định. • Giá dầu thế giới tăng mạnh lên hơn 145 USD/thùng, chính phủ quyết định tăng giá xăng dầu lên 31% vào 21/7. Sau đó giá dầu bắt đầu xu thế giảm, giá xăng dầu trong nước nhờ đó đã được điều chỉnh giảm 2 lần (1000VND/lít mỗi lần). CPI tháng 8 chỉ tăng 1,56%. • Ngày 18/08/08 UBCK tăng lại biên độ lên 5% cho HOSE và 7% cho HASTC. Những tháng cuối năm: Thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh đồng thời bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực từ khủng hoảng tín dụng tại Mỹ. Sau quí 3 hứng khởi của thị trường (tăng 52%), do bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa thực sự hoàn toàn tốt, thị trường bắt đầu xuất hiện những phiên điều chỉnh xuống. Ngày 15/09/2008, khủng hoảng tín dụng của Mỹ bắt đầu bằng tin Lehman Brothers thông báo phá sản, tiếp theo là các tin xấu về Merill Lynch và AIG v.v. khiến thị trường chứng khoán trên thế giới đồng loạt giảm mạnh. Ngay khi FED thông báo gói giải pháp đối phó với tình hình, TTCK trên toàn cầu đã có 1, 2 phiên tăng điểm mạnh ngày 19/09 và 22/09/2008 trong đó có TTCK Việt Nam. Lúc này vẫn chưa thể khẳng định liệu gói giải pháp của Fed có khả thi và cuộc khủng hoảng tín dụng thế giới sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường Việt Nam. 2 tháng đầu năm 2009 Trong tháng 1, TTCK thế giới đã kết thúc đầy ảm đạm, TTCK Việt Nam cũng không tránh khỏi xu hướng giảm điểm, VN-Index giảm còn 313.4 điểm. Qua tháng 2 thị trường chứng khoán vẫn diễn biến trong xu thể giảm, thị trường đứng ở ngưỡng điểm thấp VN-Index chỉ có 252,57 điểm, chỉ số HASTC là 84,20 điểm. Mặc dù khối lượng giao dịch bình quân có cao hơn tuy nhiên nhà đầu tư nước ngoài lại đóng vai trò bán ròng. Biểu đồ 1: Chỉ số VN-INDEX từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2009. Biểu đồ Vn-Index qua các năm 2007-2008-2009 2.2. CHÍNH S ...

Tài liệu được xem nhiều: