Chính sách dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc tại chính quyền cơ sở
Số trang: 39
Loại file: pdf
Dung lượng: 467.40 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết trình bày tổng quan chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, định hướng về chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay, pháp luật về dân tộc, cơ sở để thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền cấp xã trong công tác dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc tại chính quyền cơ sở Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương” CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TẠI CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ Ths. Phạm Trọng Cường Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử (Văn phòng Quốc hội) Phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số là một chính sách trọng điểm của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, chính quyền cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm mục tiêu cho những chính sách đặc thù áp dụng riêng đối với từng khu vực, vùng miền, cộng đồng khác nhau được thực hiện một cách trực tiếp, toàn diện, đúng đối tượng. Trong khuôn khổ chương trình thí điểm bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại một số khu vực, vùng miền trọng điểm, chuyên đề tham khảo này cung cấp những thông tin cơ bản về: - Tổng quan chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; định hướng về chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay; - Pháp luật về dân tộc - công cụ để thực hiện quản lý nhà nước về dân tộc, cơ sở để thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc; - Quản lý nhà nước về công tác dân tộc: Đối tượng của hoạt động giám sát về thực hiện chính sách dân tộc; - Bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã trong công tác dân tộc; I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm dân tộc: Hiện nay, khái niệm dân tộc đựoc sử dụng trong các văn kiện chính trị, văn bản pháp luật hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: Theo nghĩa thứ nhất, “dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Với nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch sử. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Si La, dân tộc Ba Na, dân tộc Chăm... Tài liệu tham khảo 1 Đăk Nông, 8-10/3/2007 Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương” Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc (tộc người) khác nhau, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư và có những dân tộc thiểu số. Trong quá trình phát triển của mình, trong bản thân mỗi dân tộc có thể có sự phân chia thành các nhóm người có những đặc điểm khác nhau về nơi cư trú, văn hoá, lối sống, phong tục tập quán, nhưng đều được coi là cùng một dân tộc, bởi có chung 3 điểm đặc trưng của một dân tộc như nói trên đây. Ví dụ: dân tộc Dao bao gồm nhiều nhóm người, như các nhóm Dao đỏ, Dao tiền, Dao Tuyển, Dao quần chẹt, Dao Thanh phán, Dao Thanh y, Dao quần trắng. Theo nghĩa thứ hai, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc. Ví dụ như: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Đức... Theo nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng chính trị - xã hội được hợp thành bởi những tộc người khác nhau trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Như vậy, khái niệm dân tộc ở đây được hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộc người, và cũng đồng nghĩa với nhà nước thống nhất của các tộc người trên một lãnh thổ có chủ quyền quốc gia. Theo nghĩa này, dân cư của dân tộc này được phân biệt với dân cư của dân tộc khác bởi yếu tố quốc tịch. Do đó, một tộc người có thể có ở những quốc gia dân tộc khác nhau theo sự di cư của tộc người đó. Ví dụ: trong kết cấu dân cư của dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Hoa đều có tộc người H’Mông và tộc người Dao. Trong chuyên đề này, khái niệm dân tộc được sử dụng theo nghĩa thứ nhất, tức là “tộc người”. 2. Khái quát về đặc điểm và tình hình dân tộc ở nước ta a. Các dân tộc có quy mô dân số khác nhau, sống xen kẽ nhau Nước ta là cộng đồng chính trị - xã hội thống nhất của 54 dân tộc anh em. Căn cứ vào dân số của từng dân tộc thì dân tộc đa số ở nước ta là dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc thiểu số. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999 thì dân tộc Kinh gồm 65,7 triệu người, chiếm 86,2% dân số, còn dân số của 53 dân tộc còn lại là 10,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 13,8% dân số của cả nước. Mỗi dân tộc thiểu số ở nước ta ngoài tên gọi chính thức còn có những tên gọi khác (xin xem Phụ lục 2 ở cuối bài). Các dân tộc thiểu số ở nước ta có quy mô dân số không đồng đều và cư trú xen kẽ nhau, không có dân tộc nào ở vùng lãnh thổ riêng. Có những dân tộc có dân số trên một triệu người, như dân tộc: Tày, Thái, Mường, Khmer; nhưng lại có những dân tộc dân số rất ít, đặc biệt là 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người: Si La (840), PuPéo (705), Rơ Măm (352), Brâu (313) và Ơ đu (301). Tài liệu tham khảo 2 Đăk Nông, 8-10/3/2007 Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương” b. Các dân tộc ở nước ta có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời, trên cơ sở địa vị pháp lý bình đẳng giữa các dân tộc, tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất Trong lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân tộc ở nước ta, có những dân tộc bản địa, hình thành và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam từ ban đầu, nhưng cũng có nhiều dân tộc di cư đến rồi định cư ở nước ta, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Qua lịch sử dựng nước và đấu tranh giữ nước, các dân tộc đã hình thành khối đoàn kết anh em, gắn bó keo sơn với nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước, tạo lên một quốc gia dân tộc thống nhất, bền vững. Truyền thống đoàn kết các dân tộc ngày càng được củng cố, phát triển và được Đảng ta xác định là nhân tố quan trọng nhất quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong kết cấu dân tộc ở nước ta, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư cả nước, có trình độ phát triển cao hơn, có vai trò là lực lượng đoàn kết, hỗ trợ các dân tộc anh em cùng phát triển, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mối quan hệ gắn bó giữa các dân tộc ở nước ta được đặt trên cơ sở bền vững của quan điểm các dân tộc bình đẳng về ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc tại chính quyền cơ sở Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương” CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TẠI CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ Ths. Phạm Trọng Cường Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử (Văn phòng Quốc hội) Phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số là một chính sách trọng điểm của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, chính quyền cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm mục tiêu cho những chính sách đặc thù áp dụng riêng đối với từng khu vực, vùng miền, cộng đồng khác nhau được thực hiện một cách trực tiếp, toàn diện, đúng đối tượng. Trong khuôn khổ chương trình thí điểm bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại một số khu vực, vùng miền trọng điểm, chuyên đề tham khảo này cung cấp những thông tin cơ bản về: - Tổng quan chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; định hướng về chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay; - Pháp luật về dân tộc - công cụ để thực hiện quản lý nhà nước về dân tộc, cơ sở để thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc; - Quản lý nhà nước về công tác dân tộc: Đối tượng của hoạt động giám sát về thực hiện chính sách dân tộc; - Bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã trong công tác dân tộc; I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm dân tộc: Hiện nay, khái niệm dân tộc đựoc sử dụng trong các văn kiện chính trị, văn bản pháp luật hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: Theo nghĩa thứ nhất, “dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Với nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch sử. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Si La, dân tộc Ba Na, dân tộc Chăm... Tài liệu tham khảo 1 Đăk Nông, 8-10/3/2007 Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương” Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc (tộc người) khác nhau, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư và có những dân tộc thiểu số. Trong quá trình phát triển của mình, trong bản thân mỗi dân tộc có thể có sự phân chia thành các nhóm người có những đặc điểm khác nhau về nơi cư trú, văn hoá, lối sống, phong tục tập quán, nhưng đều được coi là cùng một dân tộc, bởi có chung 3 điểm đặc trưng của một dân tộc như nói trên đây. Ví dụ: dân tộc Dao bao gồm nhiều nhóm người, như các nhóm Dao đỏ, Dao tiền, Dao Tuyển, Dao quần chẹt, Dao Thanh phán, Dao Thanh y, Dao quần trắng. Theo nghĩa thứ hai, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc. Ví dụ như: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Đức... Theo nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng chính trị - xã hội được hợp thành bởi những tộc người khác nhau trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Như vậy, khái niệm dân tộc ở đây được hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộc người, và cũng đồng nghĩa với nhà nước thống nhất của các tộc người trên một lãnh thổ có chủ quyền quốc gia. Theo nghĩa này, dân cư của dân tộc này được phân biệt với dân cư của dân tộc khác bởi yếu tố quốc tịch. Do đó, một tộc người có thể có ở những quốc gia dân tộc khác nhau theo sự di cư của tộc người đó. Ví dụ: trong kết cấu dân cư của dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Hoa đều có tộc người H’Mông và tộc người Dao. Trong chuyên đề này, khái niệm dân tộc được sử dụng theo nghĩa thứ nhất, tức là “tộc người”. 2. Khái quát về đặc điểm và tình hình dân tộc ở nước ta a. Các dân tộc có quy mô dân số khác nhau, sống xen kẽ nhau Nước ta là cộng đồng chính trị - xã hội thống nhất của 54 dân tộc anh em. Căn cứ vào dân số của từng dân tộc thì dân tộc đa số ở nước ta là dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc thiểu số. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999 thì dân tộc Kinh gồm 65,7 triệu người, chiếm 86,2% dân số, còn dân số của 53 dân tộc còn lại là 10,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 13,8% dân số của cả nước. Mỗi dân tộc thiểu số ở nước ta ngoài tên gọi chính thức còn có những tên gọi khác (xin xem Phụ lục 2 ở cuối bài). Các dân tộc thiểu số ở nước ta có quy mô dân số không đồng đều và cư trú xen kẽ nhau, không có dân tộc nào ở vùng lãnh thổ riêng. Có những dân tộc có dân số trên một triệu người, như dân tộc: Tày, Thái, Mường, Khmer; nhưng lại có những dân tộc dân số rất ít, đặc biệt là 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người: Si La (840), PuPéo (705), Rơ Măm (352), Brâu (313) và Ơ đu (301). Tài liệu tham khảo 2 Đăk Nông, 8-10/3/2007 Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương” b. Các dân tộc ở nước ta có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời, trên cơ sở địa vị pháp lý bình đẳng giữa các dân tộc, tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất Trong lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân tộc ở nước ta, có những dân tộc bản địa, hình thành và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam từ ban đầu, nhưng cũng có nhiều dân tộc di cư đến rồi định cư ở nước ta, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Qua lịch sử dựng nước và đấu tranh giữ nước, các dân tộc đã hình thành khối đoàn kết anh em, gắn bó keo sơn với nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước, tạo lên một quốc gia dân tộc thống nhất, bền vững. Truyền thống đoàn kết các dân tộc ngày càng được củng cố, phát triển và được Đảng ta xác định là nhân tố quan trọng nhất quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong kết cấu dân tộc ở nước ta, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư cả nước, có trình độ phát triển cao hơn, có vai trò là lực lượng đoàn kết, hỗ trợ các dân tộc anh em cùng phát triển, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mối quan hệ gắn bó giữa các dân tộc ở nước ta được đặt trên cơ sở bền vững của quan điểm các dân tộc bình đẳng về ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài viết Chính sách dân tộc Thực hiện chính sách dân tộc Chính quyền cơ sở Pháp luật về dân tộc Chính quyền cấp xã Công tác dân tộcGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 133 0 0
-
Quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước
7 trang 47 0 0 -
Thủ tục hành chính-tư pháp (Tập 5): Phần 2
179 trang 39 0 0 -
151 trang 31 0 0
-
Một số kết quả và kinh nghiệm trong thực hiện công tác dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay
4 trang 30 0 0 -
3 trang 30 0 0
-
Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg 2013
7 trang 29 0 0 -
26 trang 26 0 0
-
Vấn đề về dân tộc và phát triển ở Việt Nam
272 trang 25 0 0 -
Thủ tục hành chính-tư pháp (Tập 5): Phần 1
197 trang 24 0 0