Danh mục

Chính sách đẩy mạnh Xuất khẩu may mặc của Tổng Cty dệt may Việt Nam - 1

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.23 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lời mở đầuĐặc trưng quan trọng của tình hình thế giới ngày nay là xu hướng quốc tế hoá. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, mỗi nước dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động khu vực và quốc tế. Ngày nay không một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình mà chỉ bằng tự lực cánh sinh. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc nhận thức đầy đủ những đặc trưng quan trọng này và ứng dụng vào tình hình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách đẩy mạnh Xuất khẩu may mặc của Tổng Cty dệt may Việt Nam - 1Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Lời mở đầu Đặc trưng quan trọng của tình hình thế giới ngày nay là xu hướng quốc tế hoá. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, mỗi nước dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động khu vực và quốc tế. Ngày nay không một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình mà chỉ bằng tự lực cánh sinh. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc nhận thức đầy đủ những đặc trưng quan trọng này và ứng dụng vào tình hình thực tế đất nước có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. ở nước ta, Khi xác định những quan điểm lớn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng nghành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới” . Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua thương mại Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc nền kinh tế - xã hội nước ta và vị thế mới trên thị trường quốc tế. Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia các tổ chức thương mại quốc tế như ASEAN, AFTA, APEC . .. Điều này đã đạc biệt làm cho lĩnh vực xuất nhập khẩu ngay càng trở nên sôi động.Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong số 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, phải kể đến hàng dệt may. Tuy đứng ở vị trí thứ hai, nhưng đây là mặt hàng có nhiều lợi thế so sánh và có khả năng phát triển cao. Hơn nữa, với điều kiện tình hình nước ta hiện nay, tập trung phát triển hàng dệt may là hoàn toàn phù hợp. Như vậy, cả về mặt lý luận và thực tiễn, đề tài “ Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam” góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra quan trọng và cần thiết. Trong đề tài này, tôi chỉ tập trung phân tích tình hình thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam giai đoạn 1995 - 1998, tìm ra những thành công và những vấn đề còn tồn tại ở Tổng Công ty . Trên cơ sở đó, đưa ra một số biện pháp kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động và tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty trong thời gian tới. Đề tài chia làm ba chương : Chương I : Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với nền kinh tế Việt Nam. Chương II : Thực trang xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty dệt may Việt Nam giai đoạn 1995 - 1998. Chương III : Phương hướng và giải phấp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của tổng Công ty trong thời gian tới. Trong quá trìng tìm hiểu và hoàn thành đề tài, Tôi đã được sự chỉ bảo chi tiết của thầy giáo - MBA Bùi Anh Tuấn, sự giúp tận tình của các bác, các cô ở Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được ý kiến nhận xét giúp tôi có thể hoàn thiện kiến thức chuyên môn của mình. 2Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chương I: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu hàng may mặc trong doanh nghiệp I. khái niệm, các hình thức xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu 1. Khái niệm : Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế oỏn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình. Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này. 2. Các hình thức xuất khẩu thông dụng ở Việt Nam a/ Xuất khẩu uỷ thác Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên uỷ thác giao cho đơn vị xuất khẩu gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận uỷ thác) nhưng với chi phí của bên uỷ thác. Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thu lao trả cho đại lý. 3Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Theo nghị định 64-HĐBT, chi phí uỷ thác xuất khẩu không cao hơn 1% của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: