Chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam112 Áp dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới sáng tạo vùng… CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Nguyễn Đăng Núi1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dânTóm tắt:Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khoa học và công nghệ (KH&CN) là nguồnlực quan trọng cho sự phát triển của quốc gia. Ở Việt Nam, nhiều chính sách hỗ trợ hoạtđộng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được hoạch định, tổ chức triển khai,song vẫn còn những hạn chế cần hoàn thiện để đáp ứng mục tiêu phát triển đất nước. Nghiêncứu được thực hiện với trọng tâm phân tích kinh nghiệm chính sách hỗ trợ phát triểnKH&CN trên thế giới, đặc biệt tại một số nền kinh tế phát triển. Trên cơ sở kết quả nghiêncứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị phù hợp cho sự phát triển của Việt Nam trong tươnglai.Từ khóa: Chính sách; Khoa học và công nghệ; Phát triển công nghệ.Mã số: 23101702 POLICY TO SUPPORT SCIENTIFIC RESEARCH AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT ACTIVITIES IN THE WORLD AND LESSONS LEARNED FOR VIETNAMSummary:In the process of industrialization, modernization, science and technology (S&T) areimportant resources for the development of a country. In Vietnam, many policies supportingscientific research and technological development have been planned, organized, andimplemented, but there are still limitations that need to be addressed to meet the countrysdevelopment goals. Research is conducted with a focus on analyzing the experiences of S&Tdevelopment support policies worldwide, especially in some developed economies. Based onthe research results, the authors propose some suitable recommendations for Vietnamsfuture development.Keywords: Policy; Science and technology; Technological development.1 Liên hệ tác giả: nuind@neu.edu.vnJSTPM Tập 13, Số 1, 2024 1131. Kinh nghiệm về chính sách đầu tư phát triển khoa học và công nghệtại số nền kinh tế phát triểnKhoa học và công nghệ trong Thế kỷ XXI vẫn được hy vọng sẽ giúp nângcao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất, cải thiện cơ cấu kinh tế và giải quyếtcác thách thức toàn cầu. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiếptục là một trong những động lực phát triển của tất cả các quốc gia trên thếgiới (Carlino và các cộng sự, 1993). Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ trên toàn cầu chỉ tập trung vào một số nước côngnghiệp (Eitan và các cộng sự, 2019).Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là quốc gia có đầu tư lớn nhất cho nghiên cứu khoa họcvà phát triển công nghệ, chiếm hơn một phần tư tổng chi đầu tư nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ toàn cầu. Các chương trình đầu tư nghiêncứu khoa học và phát triển công nghệ được hỗ trợ bởi khu vực công nghiệp,chính phủ, trường đại học và các tổ chức phi lợi nhuận. Nghiên cứu khoa họcvà phát triển công nghệ liên quan đến khoa học sự sống là khu vực lớn nhấttrong lĩnh vực công nghiệp (Hájek và các cộng sự 2019).Số lượng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thực hiện bởi NhậtBản đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chi tiêu nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ của Nhật Bản chủ yếu là do khu vực công nghiệp tài trợ(tương tự như mô hình của Hoa Kỳ). Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ của Nhật Bản (trên GDP) thuộc nhóm lớn nhất trên thế giới.Đây là một phần của Chiến lược Phục hồi dài hạn lớn được Thủ tướng Abegiới thiệu vào năm 2014. Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ thúc đẩy sự đổimới trong KH&CN, phát triển cơ sở hạ tầng liên kết các đổi mới công nghệvới các doanh nghiệp mới thông qua việc thành lập “hệ thống quốc gia” vềKH&CN. Đồng thời, Chính phủ thực hiện cải cách các viện nghiên cứu đểliên kết các trường đại học với các doanh nghiệp và cho phép các nhà nghiêncứu giữ vị trí đồng thời ở cả trường đại học và viện nghiên cứu (Mazzucato,2018).Hàn Quốc là quốc gia lớn thứ năm về đầu tư cho nghiên cứu khoa học vàphát triển công nghệ với khoảng 77 tỷ USD được chi trong năm 2016, tăng3,5% so với 74,5 tỷ USD năm 2015. Nguồn đầu tư nghiên cứu khoa học vàphát triển công nghệ của Hàn Quốc tương tự như ở Nhật Bản với 78% từ khuvực công nghiệp, 12,5% từ Chính phủ và 9,5% từ trường đại học. Ba phần tưnguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trongcông nghiệp là từ các tập đoàn lớn. Trong đó, ngành công nghiệp ô tô chiếmphần lớn chi tiêu cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cũng nhưnguồn nhân lực trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Chínhphủ Hàn Quốc đã thực hiện kế hoạch thứ ba cho KH&CN giai đoạn 2013-2017. Kế hoạch này bao gồm 5 chiến lược lớn, mở rộng và nâng cao hiệu quả114 Áp dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới sáng tạo vùng…của đầu tư quốc gia cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quốcgia, tăng cường năng lực sáng tạo trung đến dài hạn, hỗ trợ hình thành cácngành công nghiệp mới và tạo thêm nhiều việc làm trong nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ. Với những chương trình đầu tư lớn, Chính phủHàn Quốc hy vọng sẽ tăng tỷ lệ đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ từ 4,04% GDP lên 5,0%. Hàn Quốc được xếp hạng cao về cáccông nghệ đột phá bao gồm công nghệ truyền dữ liệu và công nghệ tương tácgiữa con người và máy móc. Đồng thời, Hàn Quốc chiếm hơn 14% các bằngsáng chế quốc tế trong các lĩnh vực IoT, dữ liệu lớn, máy tính lượng tử vàviễn thông (Lim, 2006).2. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệDoanh nghiệp được xem là đầu tàu thiết yếu cho tăng trưởng kinh tế, nângcao năng suất lao động, đổi mới và tạo việc làm, là bộ phận quan trọn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học và công nghệ Phát triển công nghệ Cơ cấu kinh tế Tăng trưởng kinh tế Nâng cao năng suất lao độngTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 714 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 375 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Đề tài “Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Cổ Phần Thiết Bị Tân Phát”
57 trang 0 0 0 -
96 trang 0 0 0
-
83 trang 0 0 0
-
Mạng xã hội 2011: nhiều bất ngờ chờ phía trước
10 trang 1 0 0 -
DỰ TOÁN NGẮN HẠN, PHÂN BỔ NGUỒN LỰC VÀ CHI PHÍ NĂNG LỰC
48 trang 1 0 0 -
111 trang 0 0 0
-
111 trang 0 0 0
-
Bài giảng Công nghệ gia công cơ - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
78 trang 0 0 0 -
91 trang 0 0 0
-
Bài giảng Mạng máy tính - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
155 trang 0 0 0