Chính sách năng lượng tái tạo của Ấn Độ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 430.85 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nhằm nghiên cứu các chính sách và các công cụ mà Ấn Độ đang thực hiện với mục đích hỗ trợ sự phát triển năng lượng tái tạo trong nước. Từ những kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, bài viết rút ra một số bài học đối với Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách năng lượng tái tạo của Ấn Độ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (45) 2015 107 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA ẤN ĐỘ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Nguyễn Hùng Cường1 Ngày nhận bài: 11/08/2015 Ngày nhận lại: 21/10/2015 Ngày duyệt đăng: 26/10/2015 TÓM TẮT Ấn Độ là quốc gia khá thành công và đứng thứ 6 trên thế giới về năng lượng tái tạo. Với một hệ thống chính sách ổn định, hợp lý và toàn diện, Ấn Độ đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Bài viết này nhằm nghiên cứu các chính sách và các công cụ mà Ấn Độ đang thực hiện với mục đích hỗ trợ sự phát triển năng lượng tái tạo trong nước. Từ những kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, bài viết rút ra một số bài học đối với Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo hiện nay. Từ khóa: Năng lượng tái tạo, chính sách, điện, Ấn Độ. ABSTRACT India is a successful country and ranks No. 6 in the world in renewable energy. With a stable, reasonable and comprehensive policy system, India created favorable conditions for the development of renewable energy sources. This article studies the policies and instruments employed by India to support the development of renewable energy in the country. From the Indian experience, this article offers some lessons for Vietnam to improve its policies to support the development of renewable energy. Keywords: renewable energy, policies, electricity, India. 1. Đặt vấn đề1 Trong thế giới cạnh tranh hiện nay, mỗi quốc gia đều muốn phát triển với sự tăng trưởng nhanh chóng và tạo ra nhiều việc làm. Các tác dụng nguy hại và mất cân bằng sinh thái do sự công nghiệp hóa nhanh chóng và gia tăng dân số được nhắc đến rất nhiều. Điều này có liên hệ trực tiếp với số chi phí khổng lồ của phát thải carbon và quá trình này có ngày càng gia tăng. Đối với một đất nước rộng lớn như Ấn Độ, đứng thứ sáu trên thế giới về mức tiêu thụ năng lượng, sự phụ thuộc vào một nguồn đơn hoặc một công nghệ để thực hiện tất cả các nhu cầu về năng lượng trong khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tác động môi trường và nguồn cung cấp nhiên liệu là điều không thực tế. Do đó kết hợp các nguồn năng lượng không thải ra khí carbon đã trở thành một phần không thể thiếu để đạt được phát triển bền vững và giảm bớt gánh nặng về 1 dự trữ nhiên liệu hóa thạch. Theo kế hoạch 5 năm thứ 12 (2012-2017) báo cáo tình trạng thiếu công suất đỉnh là 11,1% và sự thiếu hụt năng lượng tổng thể là 8,5% của Ấn Độ, và nhu cầu về điện sẽ tăng 5,7% mỗi năm. Để phát triển năng lượng trong khi vẫn phải ưu tiên an ninh năng lượng, Chính phủ Ấn Độ đã có chương trình đầy tham vọng nhằm phát triển năng lượng tái tạo bằng một chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo tổng hợp. Trong năm 2014, tổng công suất điện lắp mới trên khắp Ấn Độ từ các nguồn năng lượng tái tạo tăng trưởng 20% từ 14,40 GW vào năm 2009 lên 31,70GW. Ấn Độ chiếm vị trí thứ 5 trên thế giới với công suất lắp đặt điện gió 21,13 GW. Công suất điện sinh khối là khoảng 4,01 GW. Các dự án thủy điện nhỏ với tổng công suất 1,71 GW đã được lắp đặt trong các năm 2013-14. Các dự án năng lượng mặt trời được lắp đặt hơn 1,68 GW công suất ThS, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải. Email:ctm4hu@gmail.com THÔNG TIN KHOA HỌC 108 quang điện năng lượng mặt trời và công nghệ nhiệt mặt trời được sản xuất năm 2013-14 tạo ra một sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tại Việt Nam, theo dự báo của Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011–2020 có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ điện 7), nhu cầu điện năng đất nước sẽ tăng mạnh từ 87 tỷ kWh (năm 2009) lên 570 tỷ kWh (năm 2030), trong khi đó các nhà máy thủy điện gần như đã được khai thác ở mức tối đa và các nhà máy nhiệt điện được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn về việc cung cấp nhiên liệu phát điện. Để giải quyết việc thiếu hụt nguồn cung, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát triển Năng lượng Quốc gia đến năm 2020 - tầm nhìn 2050 trong đó rất chú trọng tới phát triển nguồn năng lượng tái tạo, với mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010, 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Chính vì vậy, việc học hỏi các bài học kinh nghiệm chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo của Ấn Độ là rất cần thiết để chúng ta đề ra các chính sách đúng đắn nhằm phát huy hết tiềm năng năng lượng tái tạo và hoàn thành kế hoạch đã đề ra. 2. Tổng quan về năng lượng tái tạo tại Ấn Độ Năng lượng tái tạo đóng góp khoảng 12,3% tổng công suất lắp đặt trong nước (CEA, 2013). Khoảng 97% công suất lắp đặt đã nối lưới và ngoài lưới điện chiếm một phần nhỏ (MNRE, 2013). Năng lượng gió vẫn tiếp tục là trụ cột của năng lượng tái tạo ở Ấn Độ chiếm tới 67%. Trên toàn cầu, Ấn Độ đứng thứ sáu về điện công suất năng lượng tái tạo (REN21, 2013). Sự phát triển của năng lượng tái tạo tăng trưởng rất nhanh trung bình hàng năm tăng 22% trong suốt thập kỷ qua (20022012). Tỷ lệ tăng trưởng đặc biệt đối với năng lượng mặt trời trong ba năm qua (2009-2012), đã tăng từ dưới 10 MW đến hơn 0,7 GW vào năm 2005-2006 đến khoảng 30 GW vào năm 2013 (MNRE, 2013). Hình 1. Công suất năng lượng tái tạo lắp mới hàng năm của Ấn Độ Nguồn: MNRE,2013 Hơn nữa, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra mục tiêu đầy tham vọng về lượng công suất mới lắp đặt là 72.400 MW năng lượng tái tạo vào cuối của Kế hoạch 5 năm thứ 13 (2022), trong đó có năng lượng mặt trời dự kiến sẽ đóng góp 28%. Đồng thời, kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu năm 2008 đã đề ra một mục tiêu Nghĩa vụ mua năng lượng tái tạo, trên toàn Ấn Độ, đến năm 2015 đạt 10% và 15% vào năm 2020 của tổng lượng năng lượng sản xuất. Chính các mục tiêu đầy tham vọng tạo ra các cơ hội to lớn cho việ phát triển một thị trường năng lượng tái tạo năng động và cũng như các thách thức để hoàn thành TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (45) 2015 mục tiêu này. Nhằm đạt được các mục tiêu trên, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển năng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách năng lượng tái tạo của Ấn Độ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (45) 2015 107 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA ẤN ĐỘ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Nguyễn Hùng Cường1 Ngày nhận bài: 11/08/2015 Ngày nhận lại: 21/10/2015 Ngày duyệt đăng: 26/10/2015 TÓM TẮT Ấn Độ là quốc gia khá thành công và đứng thứ 6 trên thế giới về năng lượng tái tạo. Với một hệ thống chính sách ổn định, hợp lý và toàn diện, Ấn Độ đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Bài viết này nhằm nghiên cứu các chính sách và các công cụ mà Ấn Độ đang thực hiện với mục đích hỗ trợ sự phát triển năng lượng tái tạo trong nước. Từ những kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, bài viết rút ra một số bài học đối với Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo hiện nay. Từ khóa: Năng lượng tái tạo, chính sách, điện, Ấn Độ. ABSTRACT India is a successful country and ranks No. 6 in the world in renewable energy. With a stable, reasonable and comprehensive policy system, India created favorable conditions for the development of renewable energy sources. This article studies the policies and instruments employed by India to support the development of renewable energy in the country. From the Indian experience, this article offers some lessons for Vietnam to improve its policies to support the development of renewable energy. Keywords: renewable energy, policies, electricity, India. 1. Đặt vấn đề1 Trong thế giới cạnh tranh hiện nay, mỗi quốc gia đều muốn phát triển với sự tăng trưởng nhanh chóng và tạo ra nhiều việc làm. Các tác dụng nguy hại và mất cân bằng sinh thái do sự công nghiệp hóa nhanh chóng và gia tăng dân số được nhắc đến rất nhiều. Điều này có liên hệ trực tiếp với số chi phí khổng lồ của phát thải carbon và quá trình này có ngày càng gia tăng. Đối với một đất nước rộng lớn như Ấn Độ, đứng thứ sáu trên thế giới về mức tiêu thụ năng lượng, sự phụ thuộc vào một nguồn đơn hoặc một công nghệ để thực hiện tất cả các nhu cầu về năng lượng trong khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tác động môi trường và nguồn cung cấp nhiên liệu là điều không thực tế. Do đó kết hợp các nguồn năng lượng không thải ra khí carbon đã trở thành một phần không thể thiếu để đạt được phát triển bền vững và giảm bớt gánh nặng về 1 dự trữ nhiên liệu hóa thạch. Theo kế hoạch 5 năm thứ 12 (2012-2017) báo cáo tình trạng thiếu công suất đỉnh là 11,1% và sự thiếu hụt năng lượng tổng thể là 8,5% của Ấn Độ, và nhu cầu về điện sẽ tăng 5,7% mỗi năm. Để phát triển năng lượng trong khi vẫn phải ưu tiên an ninh năng lượng, Chính phủ Ấn Độ đã có chương trình đầy tham vọng nhằm phát triển năng lượng tái tạo bằng một chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo tổng hợp. Trong năm 2014, tổng công suất điện lắp mới trên khắp Ấn Độ từ các nguồn năng lượng tái tạo tăng trưởng 20% từ 14,40 GW vào năm 2009 lên 31,70GW. Ấn Độ chiếm vị trí thứ 5 trên thế giới với công suất lắp đặt điện gió 21,13 GW. Công suất điện sinh khối là khoảng 4,01 GW. Các dự án thủy điện nhỏ với tổng công suất 1,71 GW đã được lắp đặt trong các năm 2013-14. Các dự án năng lượng mặt trời được lắp đặt hơn 1,68 GW công suất ThS, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải. Email:ctm4hu@gmail.com THÔNG TIN KHOA HỌC 108 quang điện năng lượng mặt trời và công nghệ nhiệt mặt trời được sản xuất năm 2013-14 tạo ra một sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tại Việt Nam, theo dự báo của Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011–2020 có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ điện 7), nhu cầu điện năng đất nước sẽ tăng mạnh từ 87 tỷ kWh (năm 2009) lên 570 tỷ kWh (năm 2030), trong khi đó các nhà máy thủy điện gần như đã được khai thác ở mức tối đa và các nhà máy nhiệt điện được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn về việc cung cấp nhiên liệu phát điện. Để giải quyết việc thiếu hụt nguồn cung, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát triển Năng lượng Quốc gia đến năm 2020 - tầm nhìn 2050 trong đó rất chú trọng tới phát triển nguồn năng lượng tái tạo, với mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010, 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Chính vì vậy, việc học hỏi các bài học kinh nghiệm chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo của Ấn Độ là rất cần thiết để chúng ta đề ra các chính sách đúng đắn nhằm phát huy hết tiềm năng năng lượng tái tạo và hoàn thành kế hoạch đã đề ra. 2. Tổng quan về năng lượng tái tạo tại Ấn Độ Năng lượng tái tạo đóng góp khoảng 12,3% tổng công suất lắp đặt trong nước (CEA, 2013). Khoảng 97% công suất lắp đặt đã nối lưới và ngoài lưới điện chiếm một phần nhỏ (MNRE, 2013). Năng lượng gió vẫn tiếp tục là trụ cột của năng lượng tái tạo ở Ấn Độ chiếm tới 67%. Trên toàn cầu, Ấn Độ đứng thứ sáu về điện công suất năng lượng tái tạo (REN21, 2013). Sự phát triển của năng lượng tái tạo tăng trưởng rất nhanh trung bình hàng năm tăng 22% trong suốt thập kỷ qua (20022012). Tỷ lệ tăng trưởng đặc biệt đối với năng lượng mặt trời trong ba năm qua (2009-2012), đã tăng từ dưới 10 MW đến hơn 0,7 GW vào năm 2005-2006 đến khoảng 30 GW vào năm 2013 (MNRE, 2013). Hình 1. Công suất năng lượng tái tạo lắp mới hàng năm của Ấn Độ Nguồn: MNRE,2013 Hơn nữa, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra mục tiêu đầy tham vọng về lượng công suất mới lắp đặt là 72.400 MW năng lượng tái tạo vào cuối của Kế hoạch 5 năm thứ 13 (2022), trong đó có năng lượng mặt trời dự kiến sẽ đóng góp 28%. Đồng thời, kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu năm 2008 đã đề ra một mục tiêu Nghĩa vụ mua năng lượng tái tạo, trên toàn Ấn Độ, đến năm 2015 đạt 10% và 15% vào năm 2020 của tổng lượng năng lượng sản xuất. Chính các mục tiêu đầy tham vọng tạo ra các cơ hội to lớn cho việ phát triển một thị trường năng lượng tái tạo năng động và cũng như các thách thức để hoàn thành TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (45) 2015 mục tiêu này. Nhằm đạt được các mục tiêu trên, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển năng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách năng lượng tái tạo Chính sách năng lượng Năng lượng tái tạo Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Năng lượng tái tạoTài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng công nghệ điện mặt trời ở Việt Nam
4 trang 240 0 0 -
Mô hình giám sát và điều khiển hệ thống pin mặt trời
6 trang 148 0 0 -
Ứng dụng mạng nơron nhân tạo dự báo sản lượng điện của nhà máy điện mặt trời
5 trang 104 0 0 -
Phương pháp phân tích kinh tế của hệ thống điện mặt trời áp mái
4 trang 91 0 0 -
Tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng cho hệ thống điện mặt trời tại Việt Nam
4 trang 76 0 0 -
Sách hướng dẫn học tập Năng lượng tái tạo: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
49 trang 76 0 0 -
Mô phỏng hệ thống làm lạnh hấp phụ sử dụng năng lượng tái tạo
8 trang 73 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế bộ tăng áp DC-DC ứng dụng cho hệ thống pin năng lượng mặt trời
6 trang 61 0 0 -
18 trang 61 0 0
-
Chiến lược điều khiển công suất của hệ thống lưu trữ pin cho huyện đảo Phú Quý
6 trang 58 0 0