Chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến Việt Nam nhìn từ hiện tượng song ngữ
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 91.12 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam, phân tích các chính sách ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Việt Nam trong sự tác động đến việc sáng tác văn học viết bằng ngôn ngữ vay mượn (chữ
Hán) và ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến Việt Nam nhìn từ hiện tượng song ngữ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 74-80 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0011 CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM NHÌN TỪ HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ Nông Văn Ngoan Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam, phân tích các chính sách ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Việt Nam trong sự tác động đến việc sáng tác văn học viết bằng ngôn ngữ vay mượn (chữ Hán) và ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Từ khóa: Văn học trung đại, hiện tượng song ngữ, chính sách, ngôn ngữ. 1. Mở đầu Nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam cũng là một vấn đề thu hút được nhiều học giả. Trong số này có thể kể đến như Nguyễn Phú Phong với bài viết Việt Nam: Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội trên Tạp chí Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh năm 2005 hay Trần Trí Dõi với cuốn Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội do Nxb Văn hoá Thông tin ấn hành tại Hà Nội và cuốn Chính sách ngôn ngữ văn hoá dân tộc ở Việt Nam do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2003. Viện Ngôn ngữ học cũng có công trình Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam do Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 1993. Tuy nhiên, những công trình này, chủ yếu nghiên cứu chính sách ngôn ngữ trong thời điểm lúc bấy giờ chứ không phải nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử. Đáng chú ý nhất là Nguyễn Thiện Giáp với công trình nghiên cứu Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Đây là công trình có sức khái quát lớn. Tác giả khái quát chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc cho đến những năm cuối cùng của thế kỉ XX với hai cột mốc lớn là trước cách mạng tháng Tám 1945 và sau cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam. Tuy nhiên, công trình này không phân tích kĩ những tác động của chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến Việt Nam trong sự tác động tới việc hình thành hiện tượng song ngữ trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, có lẽ vì không đặt ra mục đích nghiên cứu hoặc chú trọng tới việc nghiên cứu các chính ngôn ngữ đối với người dân tộc thiểu số, đối với tiếng Việt và chính sách đối với tiếng nước ngoài [3]. Bên cạnh đó việc gộp một giai đoạn lịch sử dài hàng hai nghìn năm cũng làm lu mờ đi và trò của nhà nước phong kiến đối với lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử phát triển của ngôn ngữ ở Việt Nam nói riêng. Ngày nhận bài: 15/9/2017. Ngày sửa bài: 10/11/2017. Ngày nhận đăng: 2/1/2018. Liên hệ: Nông Văn Ngoan, e-mail: ngoannongvan@gmail.com. 74 Chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến Việt Nam nhìn từ hiện tượng song ngữ Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về các chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến Việt Nam và sự tác động của các chính sách ấy đối với văn học, đặc biệt là sự hình thành và phát triển của hiện tượng song ngữ dưới tác động của các chính sách ấy. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Về khái niệm song ngữ Song ngữ là hiện tượng xã hội khá phổ biến nhất là ở thời trung đại. Khái niệm này được đề cập đến trong khá nhiều tài liệu, chúng tôi chỉ xin đưa ra những cách định nghĩa của những tác giả tiêu biểu ở một số tài liệu thông dụng trong Ngôn ngữ học. Tác giả Diệp Quang Ban định nghĩa về hiện tượng song ngữ như sau: “Song ngữ (bilingualism): Trong xã hội học, hiện tượng sử dụng hai (hay hơn hai) ngôn ngữ ở một cá nhân hay ở một cộng đồng ngôn ngữ, có khi cũng gọi là đa ngữ (multilingualism)” [3]. Tác giả Nguyễn Như Ý định nghĩa trong Đại từ điển Tiếng Việt về song ngữ: “(Hiện tượng, trạng thái) được sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ trong giao tiếp” [13]. Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, cũng khái niệm này tác giả định nghĩa là: “Sự tinh thông hoàn hảo như nhau hai ngôn ngữ, sự nắm vững hai ngôn ngữ được sử dụng trong những điều kiện giao tiếp khác nhau, như ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ văn học” [14]. Tác giả cũng dẫn ra trong cuốn từ điển hai cách định nghĩa khác. Cách thứ nhất, theo Phan Ngọc, hiện tượng song ngữ có được khi “một người mà tiếng mẹ đẻ là A, nhờ biết ít nhiều một ngôn ngữ B nên có thể trao đổi với một tộc người khác chỉ nói ngôn ngữ B. Nhờ biết được hai ngôn ngữ như vậy cho nên anh ta được gọi là một người song ngữ và sự giao tiếp của anh ta là sự giao tiếp song ngữ” [9]. Cách thứ hai là của tập thể các tác giả cuốn Ngôn ngữ học: khuynh hướng, lĩnh vực, khái niệm: “Song ngữ (bilinguisme) là hiện tượng một người hay một nhóm người nắm và sử dụng được hai hệ thống ngôn ngữ độc lập trong các mục đích giao tiếp nhất định” [1]. Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, song ngữ là “hiện tượng sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ trong giao tiếp” [11]. Tác giả Hoàng Quốc trong luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học cho rằng: “Khái niệm song ngữ, theo cách hiểu chung nhất ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến Việt Nam nhìn từ hiện tượng song ngữ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 74-80 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0011 CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM NHÌN TỪ HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ Nông Văn Ngoan Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam, phân tích các chính sách ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Việt Nam trong sự tác động đến việc sáng tác văn học viết bằng ngôn ngữ vay mượn (chữ Hán) và ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Từ khóa: Văn học trung đại, hiện tượng song ngữ, chính sách, ngôn ngữ. 1. Mở đầu Nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam cũng là một vấn đề thu hút được nhiều học giả. Trong số này có thể kể đến như Nguyễn Phú Phong với bài viết Việt Nam: Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội trên Tạp chí Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh năm 2005 hay Trần Trí Dõi với cuốn Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội do Nxb Văn hoá Thông tin ấn hành tại Hà Nội và cuốn Chính sách ngôn ngữ văn hoá dân tộc ở Việt Nam do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2003. Viện Ngôn ngữ học cũng có công trình Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam do Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 1993. Tuy nhiên, những công trình này, chủ yếu nghiên cứu chính sách ngôn ngữ trong thời điểm lúc bấy giờ chứ không phải nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử. Đáng chú ý nhất là Nguyễn Thiện Giáp với công trình nghiên cứu Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Đây là công trình có sức khái quát lớn. Tác giả khái quát chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc cho đến những năm cuối cùng của thế kỉ XX với hai cột mốc lớn là trước cách mạng tháng Tám 1945 và sau cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam. Tuy nhiên, công trình này không phân tích kĩ những tác động của chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến Việt Nam trong sự tác động tới việc hình thành hiện tượng song ngữ trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, có lẽ vì không đặt ra mục đích nghiên cứu hoặc chú trọng tới việc nghiên cứu các chính ngôn ngữ đối với người dân tộc thiểu số, đối với tiếng Việt và chính sách đối với tiếng nước ngoài [3]. Bên cạnh đó việc gộp một giai đoạn lịch sử dài hàng hai nghìn năm cũng làm lu mờ đi và trò của nhà nước phong kiến đối với lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử phát triển của ngôn ngữ ở Việt Nam nói riêng. Ngày nhận bài: 15/9/2017. Ngày sửa bài: 10/11/2017. Ngày nhận đăng: 2/1/2018. Liên hệ: Nông Văn Ngoan, e-mail: ngoannongvan@gmail.com. 74 Chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến Việt Nam nhìn từ hiện tượng song ngữ Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về các chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến Việt Nam và sự tác động của các chính sách ấy đối với văn học, đặc biệt là sự hình thành và phát triển của hiện tượng song ngữ dưới tác động của các chính sách ấy. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Về khái niệm song ngữ Song ngữ là hiện tượng xã hội khá phổ biến nhất là ở thời trung đại. Khái niệm này được đề cập đến trong khá nhiều tài liệu, chúng tôi chỉ xin đưa ra những cách định nghĩa của những tác giả tiêu biểu ở một số tài liệu thông dụng trong Ngôn ngữ học. Tác giả Diệp Quang Ban định nghĩa về hiện tượng song ngữ như sau: “Song ngữ (bilingualism): Trong xã hội học, hiện tượng sử dụng hai (hay hơn hai) ngôn ngữ ở một cá nhân hay ở một cộng đồng ngôn ngữ, có khi cũng gọi là đa ngữ (multilingualism)” [3]. Tác giả Nguyễn Như Ý định nghĩa trong Đại từ điển Tiếng Việt về song ngữ: “(Hiện tượng, trạng thái) được sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ trong giao tiếp” [13]. Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, cũng khái niệm này tác giả định nghĩa là: “Sự tinh thông hoàn hảo như nhau hai ngôn ngữ, sự nắm vững hai ngôn ngữ được sử dụng trong những điều kiện giao tiếp khác nhau, như ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ văn học” [14]. Tác giả cũng dẫn ra trong cuốn từ điển hai cách định nghĩa khác. Cách thứ nhất, theo Phan Ngọc, hiện tượng song ngữ có được khi “một người mà tiếng mẹ đẻ là A, nhờ biết ít nhiều một ngôn ngữ B nên có thể trao đổi với một tộc người khác chỉ nói ngôn ngữ B. Nhờ biết được hai ngôn ngữ như vậy cho nên anh ta được gọi là một người song ngữ và sự giao tiếp của anh ta là sự giao tiếp song ngữ” [9]. Cách thứ hai là của tập thể các tác giả cuốn Ngôn ngữ học: khuynh hướng, lĩnh vực, khái niệm: “Song ngữ (bilinguisme) là hiện tượng một người hay một nhóm người nắm và sử dụng được hai hệ thống ngôn ngữ độc lập trong các mục đích giao tiếp nhất định” [1]. Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, song ngữ là “hiện tượng sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ trong giao tiếp” [11]. Tác giả Hoàng Quốc trong luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học cho rằng: “Khái niệm song ngữ, theo cách hiểu chung nhất ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn học trung đại Hiện tượng song ngữ Chính sách ngôn ngữ Việt Nam Ngôn ngữ dân tộc Văn học Việt Nam Song ngữ trong văn học trung đại Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 373 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 339 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 254 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 225 0 0 -
91 trang 180 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 165 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 138 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 130 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 123 0 0