Chính sách phát triển thị trường đất nông nghiệp tại Việt Nam
Số trang: 21
Loại file: pdf
Dung lượng: 410.60 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày thực trạng phát triển thị trường đất nông nghiệp ở Việt Nam; Thực trạng chính sách phát triển thị trường đất nông nghiệp ở Việt Nam; Các đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật để phát triển thị trường QSDĐ nông nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển thị trường đất nông nghiệp tại Việt Nam Chính sách phát triển thị trường đất nông nghiệp tại Việt Nam Ngô Phương Thảo, Nguyễn Thanh Lân, Nguyễn Thị Tùng Phương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. Ở Việt nam, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế then chốt, có lợi thế phát triển, tạo nhiều việc làm và sinh kế cho người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Do đặc thù sản xuất nông nghiệp Việt nam là nhỏ lẻ, không tập trung, dựa trên hình thức tổ chức hộ nông dân là chủ yếu, cùng với chính sách bình quân hóa đất đai cho các hộ gia đình trước đây, đã dẫn đến sự manh mún, phân tán trong sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là khu vực phía Bắc (Phạm Văn Hùng, 2007). Theo báo cáo của Viện Chiến lược Chính sách phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD, 2018) 63% hộ nông dân có diện tích đất nhỏ hơn 0,5 ha, 26% có từ 0,5 - 2 ha. Ngoài ra, những hộ nông dân có rất nhiều mảnh đất. Quy mô rất nhỏ, điều này gây ra hạn chế bất cập trong sản xuất nông nghiệp, không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù thời gian qua, nhà nước đã có chủ trương chính sách tích tụ ruộng đất theo quy mô lớn, và trên thực tế trong những năm gần đây đã có biến chuyển nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng Trong xu thế phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay, nền Nông nghiệp Việt nam đang dần khẳng định được vai trò, vị thế và xác định được hướng phát triển của mình thì xu hướng tập trung đất đai là tất yếu. Đó là xu hướng làm gia tăng sản lượng nông nghiệp, đồng thời cũng là xu hướng để áp dụng công nghệ, hiện đại hóa và tăng giá trị gia tăng cho đất nông nghiệp. Đó cũng là xu hướng ổn định nguồn cung và chất lượng nông sản để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, cũng là xu hướng tất yếu để thu hút lao động nông nghiệp ra khỏi khu vực nông thôn, để tham gia vào các khu vực khác như công nghiệp, thương mại - dịch vụ… Tuy nhiên trên thực tế, khái niệm cũng như cách tiếp cận về thị trường quyền 256 sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc dẫn đến kết quả thực hiện chủ trương lớn của Đảng - Nhà nước về phát triển nông nghiệp còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam; chưa huy động được hết được nguồn lực và nhu cầu đầu tư vào nông nghiệp của các thành phần kinh tế. 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1. Quy mô thị trường Báo cáo nghiên cứu của Australia & IPSARD (2018) khi xem xét thị trường chuyển nhượng QSDĐ, thị trường cho thuê QSDĐ và thị trường góp vốn QSDĐ cho thấy: Không giống như thị trường QSDĐ ở, nhà ở, thổ cư, thị trường QSDĐ nông nghiệp ở Việt nam hoạt động rất yếu mặc dù đã được thúc đẩy trong những năm gần đây. Tỷ lệ chuyển nhượng đất SXNN rất thấp, tỷ lệ cho thuê cao hơn nhưng vẫn còn hạn chế. Theo kết quả điều tra trên 3000 nông hộ tại 12 tỉnh thành trên cả nước năm 2016, tỷ lệ mảnh đất của hộ có nguồn gốc từ mua bán chuyển nhượng chưa đến 10%. Hình 1. Nguồn gốc các mảnh ruộng của hộ trong giai đoạn 2013-2016 (%) (Nguồn: dẫn lại theo Australian & IPSARD, 2018) 257 Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa các tỉnh thuộc miền Bắc và các tỉnh thuộc miền Nam. Phần lớn số mảnh ruộng có nguồn gốc từ mua, nhận quyền chuyển nhượng thuộc các hộ nằm trong các tỉnh phía Nam. Tỷ lệ các mảnh đất SXNN của các hộ trong mẫu khảo sát tại miền Bắc có nguồn gốc từ đi mua (nhận chuyển nhượng quyền sử dụng) chỉ là 2,9%, trong khi con số này đối với mẫu hộ tại miền Nam là 72,2%. Tỷ lệ hộ cho thuê đất SXNN có tăng trong những năm qua nhưng còn thấp. Theo kết quả điều tra nguồn lực hộ nông thôn (VARHS), tỷ lệ hộ cho thuê đất canh tác cây hàng năm đã tăng từ 8,7% năm 2012 lên 17,1% năm 2016. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ cho thuê đất canh tác cây lâu năm vẫn duy trì ở mức rất thấp trong giai đoạn 2012-2016 (2,2%). Hình 2. Tỷ lệ hộ có đất cho thuê phân theo loại đất (Nguồn: Kết quả VARHS 2012 và 2016, dẫn lại Australian & IPSARD, 2018) 2.2. Cung đất nông nghiệp trên thị trường Có thể thấy dấu ấn rất rõ nét của thị trường sơ cấp về quyền sử dụng (QSD) đất nông nghiệp ở nông thôn thông qua tỷ lệ lớn các mảnh đất của hộ có được là do Nhà nước giao đất. Theo thời gian, hoạt động giao dịch QSD đất đai của hộ diễn ra làm cho tỷ lệ mảnh đất do Nhà nước giao có xu hướng giảm đi và tăng tỷ lệ mảnh đất có được qua mua bán, trao đổi trên thị trường hoặc qua thừa kế. Điều đó cho thấy vai trò của thị trường QSD đất đang tăng dần. Tuy nhiên sự phát triển của thị trường QSD đất tại các 258 địa phương không giống nhau cả về thị trường mua bán và thị trường thuê mượn. Kết quả điều tra năm 2016 cho thấy, nhìn chung, có 58% đất đai của hộ được giao bởi Nhà nước hoặc xã, và đây là nguồn quan trọng nhất. Đặc biệt ở Hà Tây, Phú Thọ, Nghệ An và Quảng Nam, hầu hết đất của hộ là được Nhà nước hoặc xã giao, trong khi ở Đăk Nông, Lâm Đồng, và Long An, nhà nước chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong cung ứng đất đai cho họ. Một xu hướng thú vị có thể được nhận thấy ở cột 3. Ở các tỉnh phía Nam, một lượng lớn đất đai được mua trên thị trường, trong khi việc này rất ít xảy ra ở các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó, ở giai đoạn trước, các hoạt động cho thuê đất đai ở các tỉnh miền núi phía Bắc hầu như rất ít, ít hơn nhiều so với các vùng khác. Số liệu cho thấy khoảng 1/4 số hộ đã bị mất đất nông nghiệp,theo hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc trong giai đoạn 2012 - 2014. Hình thức chuyển nhượng đất phổ biến nhất là chuyển cho người thân (con cái của chủ hộ). Hình thức phổ biến thứ hai là chuyển/hiến đất cho Nhà nước. Khoảng 14% các mảnh đất được giao trở lại cho Nhà nước là do thu hồi. Mặc dù các hộ đều đã được nhận bồi thường, nhưng đa phần họ không tự ngu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển thị trường đất nông nghiệp tại Việt Nam Chính sách phát triển thị trường đất nông nghiệp tại Việt Nam Ngô Phương Thảo, Nguyễn Thanh Lân, Nguyễn Thị Tùng Phương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. Ở Việt nam, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế then chốt, có lợi thế phát triển, tạo nhiều việc làm và sinh kế cho người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Do đặc thù sản xuất nông nghiệp Việt nam là nhỏ lẻ, không tập trung, dựa trên hình thức tổ chức hộ nông dân là chủ yếu, cùng với chính sách bình quân hóa đất đai cho các hộ gia đình trước đây, đã dẫn đến sự manh mún, phân tán trong sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là khu vực phía Bắc (Phạm Văn Hùng, 2007). Theo báo cáo của Viện Chiến lược Chính sách phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD, 2018) 63% hộ nông dân có diện tích đất nhỏ hơn 0,5 ha, 26% có từ 0,5 - 2 ha. Ngoài ra, những hộ nông dân có rất nhiều mảnh đất. Quy mô rất nhỏ, điều này gây ra hạn chế bất cập trong sản xuất nông nghiệp, không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù thời gian qua, nhà nước đã có chủ trương chính sách tích tụ ruộng đất theo quy mô lớn, và trên thực tế trong những năm gần đây đã có biến chuyển nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng Trong xu thế phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay, nền Nông nghiệp Việt nam đang dần khẳng định được vai trò, vị thế và xác định được hướng phát triển của mình thì xu hướng tập trung đất đai là tất yếu. Đó là xu hướng làm gia tăng sản lượng nông nghiệp, đồng thời cũng là xu hướng để áp dụng công nghệ, hiện đại hóa và tăng giá trị gia tăng cho đất nông nghiệp. Đó cũng là xu hướng ổn định nguồn cung và chất lượng nông sản để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, cũng là xu hướng tất yếu để thu hút lao động nông nghiệp ra khỏi khu vực nông thôn, để tham gia vào các khu vực khác như công nghiệp, thương mại - dịch vụ… Tuy nhiên trên thực tế, khái niệm cũng như cách tiếp cận về thị trường quyền 256 sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc dẫn đến kết quả thực hiện chủ trương lớn của Đảng - Nhà nước về phát triển nông nghiệp còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam; chưa huy động được hết được nguồn lực và nhu cầu đầu tư vào nông nghiệp của các thành phần kinh tế. 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1. Quy mô thị trường Báo cáo nghiên cứu của Australia & IPSARD (2018) khi xem xét thị trường chuyển nhượng QSDĐ, thị trường cho thuê QSDĐ và thị trường góp vốn QSDĐ cho thấy: Không giống như thị trường QSDĐ ở, nhà ở, thổ cư, thị trường QSDĐ nông nghiệp ở Việt nam hoạt động rất yếu mặc dù đã được thúc đẩy trong những năm gần đây. Tỷ lệ chuyển nhượng đất SXNN rất thấp, tỷ lệ cho thuê cao hơn nhưng vẫn còn hạn chế. Theo kết quả điều tra trên 3000 nông hộ tại 12 tỉnh thành trên cả nước năm 2016, tỷ lệ mảnh đất của hộ có nguồn gốc từ mua bán chuyển nhượng chưa đến 10%. Hình 1. Nguồn gốc các mảnh ruộng của hộ trong giai đoạn 2013-2016 (%) (Nguồn: dẫn lại theo Australian & IPSARD, 2018) 257 Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa các tỉnh thuộc miền Bắc và các tỉnh thuộc miền Nam. Phần lớn số mảnh ruộng có nguồn gốc từ mua, nhận quyền chuyển nhượng thuộc các hộ nằm trong các tỉnh phía Nam. Tỷ lệ các mảnh đất SXNN của các hộ trong mẫu khảo sát tại miền Bắc có nguồn gốc từ đi mua (nhận chuyển nhượng quyền sử dụng) chỉ là 2,9%, trong khi con số này đối với mẫu hộ tại miền Nam là 72,2%. Tỷ lệ hộ cho thuê đất SXNN có tăng trong những năm qua nhưng còn thấp. Theo kết quả điều tra nguồn lực hộ nông thôn (VARHS), tỷ lệ hộ cho thuê đất canh tác cây hàng năm đã tăng từ 8,7% năm 2012 lên 17,1% năm 2016. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ cho thuê đất canh tác cây lâu năm vẫn duy trì ở mức rất thấp trong giai đoạn 2012-2016 (2,2%). Hình 2. Tỷ lệ hộ có đất cho thuê phân theo loại đất (Nguồn: Kết quả VARHS 2012 và 2016, dẫn lại Australian & IPSARD, 2018) 2.2. Cung đất nông nghiệp trên thị trường Có thể thấy dấu ấn rất rõ nét của thị trường sơ cấp về quyền sử dụng (QSD) đất nông nghiệp ở nông thôn thông qua tỷ lệ lớn các mảnh đất của hộ có được là do Nhà nước giao đất. Theo thời gian, hoạt động giao dịch QSD đất đai của hộ diễn ra làm cho tỷ lệ mảnh đất do Nhà nước giao có xu hướng giảm đi và tăng tỷ lệ mảnh đất có được qua mua bán, trao đổi trên thị trường hoặc qua thừa kế. Điều đó cho thấy vai trò của thị trường QSD đất đang tăng dần. Tuy nhiên sự phát triển của thị trường QSD đất tại các 258 địa phương không giống nhau cả về thị trường mua bán và thị trường thuê mượn. Kết quả điều tra năm 2016 cho thấy, nhìn chung, có 58% đất đai của hộ được giao bởi Nhà nước hoặc xã, và đây là nguồn quan trọng nhất. Đặc biệt ở Hà Tây, Phú Thọ, Nghệ An và Quảng Nam, hầu hết đất của hộ là được Nhà nước hoặc xã giao, trong khi ở Đăk Nông, Lâm Đồng, và Long An, nhà nước chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong cung ứng đất đai cho họ. Một xu hướng thú vị có thể được nhận thấy ở cột 3. Ở các tỉnh phía Nam, một lượng lớn đất đai được mua trên thị trường, trong khi việc này rất ít xảy ra ở các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó, ở giai đoạn trước, các hoạt động cho thuê đất đai ở các tỉnh miền núi phía Bắc hầu như rất ít, ít hơn nhiều so với các vùng khác. Số liệu cho thấy khoảng 1/4 số hộ đã bị mất đất nông nghiệp,theo hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc trong giai đoạn 2012 - 2014. Hình thức chuyển nhượng đất phổ biến nhất là chuyển cho người thân (con cái của chủ hộ). Hình thức phổ biến thứ hai là chuyển/hiến đất cho Nhà nước. Khoảng 14% các mảnh đất được giao trở lại cho Nhà nước là do thu hồi. Mặc dù các hộ đều đã được nhận bồi thường, nhưng đa phần họ không tự ngu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển thị trường đất nông nghiệp Quyền sử dụng đất Hoạt động sản xuất nông nghiệp Giá đất nông nghiệp Luật Đất đaiGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 360 0 0
-
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
6 trang 318 0 0 -
Cẩm nang các tình huống pháp lý, chiêu trò và mưu kế trong mua bán đất (Tái bản): Phần 2
93 trang 274 7 0 -
Một số vấn đề về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay - Nguyễn Quốc Thái
9 trang 214 0 0 -
10 trang 179 0 0
-
11 trang 167 0 0
-
13 trang 166 0 0
-
Bàn về thuế chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất
2 trang 134 0 0 -
Hợp đồng mẫu về chuyển nhượng quyền sử dụng đất
10 trang 126 0 0 -
Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND
7 trang 124 0 0