Chính sách phát triển vùng: Kinh nghiệm quốc tế và hướng vận dụng ở Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 183.01 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung của bài viết trình bày các nội dung: tầm quan trọng của vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ quốc gia và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý điều tiết phát triển lãnh thổ, bước đầu đề cập đến khái niệm chính sách vùng, bản chất của chính sách vùng các phương hướng thực hiện chính sách vùng trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, các công cụ điều tiết phát triển vùng ở Việt Nam theo quan niệm chính sách vùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển vùng: Kinh nghiệm quốc tế và hướng vận dụng ở Việt Nam 52(4): 27 - 29 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HƯỚNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trường (Đại học Thái Nguyên) Tóm tắt Trong bài báo tác giả đề cập đến các vấn đề sau đây: 1) Tầm quan trọng của vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ quốc gia và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý điều tiết phát triển lãnh thổ; 2) Bước đầu đề cập đến khái niệm chính sách vùng, bản chất của chính sách vùng; 3) Các phương hướng thực hiện chính sách vùng trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam; 4) Các công cụ điều tiết phát triển vùng ở Việt Nam theo quan niệm chính sách vùng. Từ cách tiếp cận và phân tích chính sách vùng, tác giả đưa ra một số khuyến nghị trong việc thực hiện chính sách này trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập của Việt Nam hiện nay. 1. Vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ và điều tiết phát triển vùng của đất nước luôn nhận được sự quan tâm của bất kỳ nhà nước nào trên thế giới. Ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, điều tiết phát triển vùng là một trong những phân hệ quan trọng nhất của quy hoạch và quản lý nhà nước. Trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển (Bắc Mỹ, Tây Âu), hệ thống chính sách điều tiết phát triển vùng của nhà nước hiện nay đã được hình thành từ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 1933, và có hình thức phát triển cao hơn khi nền kinh tế các nước này bước vào giai đoạn phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong vài chục năm gần đây, hệ thống chính sách điều tiết của nhà nước phát triển vùng ở các nước châu Á (Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc…) cũng không ngừng được hoàn thiện. Sự tích cực hoá hoạt động này của nhà nước được giải thích bởi lí do, nếu như không giải quyết được các vấn đề vùng thì không thể thực hiện được các mục tiêu quốc gia, cụ thể là: ổn định và phát triển kinh tế, san bằng sự bất bình đẳng về thu nhập, vấn đề việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư. 2. Cho đến nay, trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi xem xét khái niệm về vùng. Trong khi khái niệm quốc gia là tương đối rõ ràng và trong tiến trình hội nhập quốc tế, lợi ích của mỗi quốc gia với tư cách là một chủ thể nghiên cứu được thể hiện khá rõ thì vấn đề hội nhập giữa các vùng, đặc biệt là khi phân biệt thành các vùng hành chính nhiều khi không thể hiện được các lợi ích kinh tế tương ứng. Theo Bùi Nhật Quang (Viện nghiên cứu Châu Âu) có thể xem xét và phân biệt vùng theo ba góc độ khá riêng biệt bao gồm: 1) Vùng với tư cách là một thực thể hành chính; 2) Chủ nghĩa phân vùng được xem xét dưới góc độ các trào lưu chính trị và trường phái tư tưởng; 3) Vùng được xem xét dưới góc độ thực hiện các chính sách phát triển vùng. Ở đây chúng tôi chú ý đến cách đặt vấn đề theo hướng thứ ba vùng được định nghĩa dưới góc độ là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia với các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển tương đối khác biệt và chênh lệch so với các bộ phận lãnh thổ khác, đòi hỏi quốc gia đó phải thực hiện các chính sách phát triển vùng với một hệ thống các công cụ, phương tiện can thiệp khác nhau nhằm đảm bảo sự gắn kết chung giữa các bộ phận lãnh thổ này trong một thực thể quốc gia thống nhất. Từ khái niệm vùng đã được xác định trên, có thể đưa đến định nghĩa về chính sách vùng - đó là sự phối hợp hoạt động theo một phương hướng nhất định với phương thức tiếp cận và cách thức thực hiện được quy định cụ thể. Các hoạt động này được cơ quan quản lý Nhà nước các cấp tổ chức, điều phối thực hiện để đạt tới mực tiêu cuối cùng là tăng cường khả năng cạnh tranh, tiềm lực kinh tế và đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các lãnh thổ còn lại của quốc gia [10]. Mục tiêu cơ bản của chính sách vùng là kích thích sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế đất nước và phát triển cân bằng giữa các vùng. Mục 1 52(4): 22 - 26 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ tiêu cân bằng là hướng tới một sự hài hoà tương đối giữa các vùng về thụ hưởng phúc lợi xã hội, thu nhập và cơ hội phát triển của công dân và các nhóm xã hội. Ngược lại, mục tiêu tăng trưởng hướng vào việc sử dụng tối ưu tất cả các nguồn lực và lợi thế của từng vùng để thúc đẩy mức tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. 3. Chính sách vùng là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế - xã hội quốc gia, là một nhân tố chủ yếu tạo ra của sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, gắn liền với điều kiện lịch sử, hệ thống và cơ cấu chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước. Trên nền chung việc thực hiện chính sách vùng ở các nước phương Tây, có thể phân chia làm bốn phương hướng sau: + Phương hướng thứ nhất là phát triển các vùng nông nghiệp lạc hậu, hay theo cách gọi khác đó là các vùng có vấn đề, vùng đặc biệt khó khăn. Đặc điểm chung của những vùng này là sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ còn rất yếu, sự di cư của một bộ phận dân cư (chủ yếu là những lao động trẻ) và sự già hoá dân số, mức độ thất nghiệp cao, sự thiếu nguồn vốn đầu tư. Ví dụ: miền Nam của Italia rất lạc hậu so với vùng công nghiệp giàu có phía Bắc. Thuộc về các vùng như vậy ở Pháp đó là các vùng thuộc khối núi trung tâm, vùng Tây Bắc, ở Tây Ban Nha là một vài khu vực ở phía Nam và Trung tâm, ở Anh là xứ Xcốtlen, ở Mỹ là cao nguyên Côlôrađô, Arirôna, Niu-Mêxicô… Chính sách vùng đối với các vùng nói trên là ưu đãi thuế, tổ chức và xây dựng các quỹ đặc biệt (chẳng hạn như quỹ miền Nam Italia), nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và hạ tầng xã hội. Ngoài ra các trung tâm công nghiệp quy mô lớn đóng vai trò “cực tăng trưởng” cũng được xây dựng ở những vùng này. Lần đầu tiên quy chế về xây dựng các “cực tăng trưởng” được thông qua ở Italia năm 1957 trong khuôn khổ của chính sách vùng, tiếp theo đó các “cực tăng trưởng” cũng bắt đầu được xây dựng ở Tây Ban Nha, Pháp và các nước ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển vùng: Kinh nghiệm quốc tế và hướng vận dụng ở Việt Nam 52(4): 27 - 29 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HƯỚNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trường (Đại học Thái Nguyên) Tóm tắt Trong bài báo tác giả đề cập đến các vấn đề sau đây: 1) Tầm quan trọng của vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ quốc gia và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý điều tiết phát triển lãnh thổ; 2) Bước đầu đề cập đến khái niệm chính sách vùng, bản chất của chính sách vùng; 3) Các phương hướng thực hiện chính sách vùng trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam; 4) Các công cụ điều tiết phát triển vùng ở Việt Nam theo quan niệm chính sách vùng. Từ cách tiếp cận và phân tích chính sách vùng, tác giả đưa ra một số khuyến nghị trong việc thực hiện chính sách này trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập của Việt Nam hiện nay. 1. Vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ và điều tiết phát triển vùng của đất nước luôn nhận được sự quan tâm của bất kỳ nhà nước nào trên thế giới. Ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, điều tiết phát triển vùng là một trong những phân hệ quan trọng nhất của quy hoạch và quản lý nhà nước. Trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển (Bắc Mỹ, Tây Âu), hệ thống chính sách điều tiết phát triển vùng của nhà nước hiện nay đã được hình thành từ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 1933, và có hình thức phát triển cao hơn khi nền kinh tế các nước này bước vào giai đoạn phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong vài chục năm gần đây, hệ thống chính sách điều tiết của nhà nước phát triển vùng ở các nước châu Á (Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc…) cũng không ngừng được hoàn thiện. Sự tích cực hoá hoạt động này của nhà nước được giải thích bởi lí do, nếu như không giải quyết được các vấn đề vùng thì không thể thực hiện được các mục tiêu quốc gia, cụ thể là: ổn định và phát triển kinh tế, san bằng sự bất bình đẳng về thu nhập, vấn đề việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư. 2. Cho đến nay, trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi xem xét khái niệm về vùng. Trong khi khái niệm quốc gia là tương đối rõ ràng và trong tiến trình hội nhập quốc tế, lợi ích của mỗi quốc gia với tư cách là một chủ thể nghiên cứu được thể hiện khá rõ thì vấn đề hội nhập giữa các vùng, đặc biệt là khi phân biệt thành các vùng hành chính nhiều khi không thể hiện được các lợi ích kinh tế tương ứng. Theo Bùi Nhật Quang (Viện nghiên cứu Châu Âu) có thể xem xét và phân biệt vùng theo ba góc độ khá riêng biệt bao gồm: 1) Vùng với tư cách là một thực thể hành chính; 2) Chủ nghĩa phân vùng được xem xét dưới góc độ các trào lưu chính trị và trường phái tư tưởng; 3) Vùng được xem xét dưới góc độ thực hiện các chính sách phát triển vùng. Ở đây chúng tôi chú ý đến cách đặt vấn đề theo hướng thứ ba vùng được định nghĩa dưới góc độ là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia với các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển tương đối khác biệt và chênh lệch so với các bộ phận lãnh thổ khác, đòi hỏi quốc gia đó phải thực hiện các chính sách phát triển vùng với một hệ thống các công cụ, phương tiện can thiệp khác nhau nhằm đảm bảo sự gắn kết chung giữa các bộ phận lãnh thổ này trong một thực thể quốc gia thống nhất. Từ khái niệm vùng đã được xác định trên, có thể đưa đến định nghĩa về chính sách vùng - đó là sự phối hợp hoạt động theo một phương hướng nhất định với phương thức tiếp cận và cách thức thực hiện được quy định cụ thể. Các hoạt động này được cơ quan quản lý Nhà nước các cấp tổ chức, điều phối thực hiện để đạt tới mực tiêu cuối cùng là tăng cường khả năng cạnh tranh, tiềm lực kinh tế và đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các lãnh thổ còn lại của quốc gia [10]. Mục tiêu cơ bản của chính sách vùng là kích thích sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế đất nước và phát triển cân bằng giữa các vùng. Mục 1 52(4): 22 - 26 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ tiêu cân bằng là hướng tới một sự hài hoà tương đối giữa các vùng về thụ hưởng phúc lợi xã hội, thu nhập và cơ hội phát triển của công dân và các nhóm xã hội. Ngược lại, mục tiêu tăng trưởng hướng vào việc sử dụng tối ưu tất cả các nguồn lực và lợi thế của từng vùng để thúc đẩy mức tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. 3. Chính sách vùng là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế - xã hội quốc gia, là một nhân tố chủ yếu tạo ra của sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, gắn liền với điều kiện lịch sử, hệ thống và cơ cấu chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước. Trên nền chung việc thực hiện chính sách vùng ở các nước phương Tây, có thể phân chia làm bốn phương hướng sau: + Phương hướng thứ nhất là phát triển các vùng nông nghiệp lạc hậu, hay theo cách gọi khác đó là các vùng có vấn đề, vùng đặc biệt khó khăn. Đặc điểm chung của những vùng này là sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ còn rất yếu, sự di cư của một bộ phận dân cư (chủ yếu là những lao động trẻ) và sự già hoá dân số, mức độ thất nghiệp cao, sự thiếu nguồn vốn đầu tư. Ví dụ: miền Nam của Italia rất lạc hậu so với vùng công nghiệp giàu có phía Bắc. Thuộc về các vùng như vậy ở Pháp đó là các vùng thuộc khối núi trung tâm, vùng Tây Bắc, ở Tây Ban Nha là một vài khu vực ở phía Nam và Trung tâm, ở Anh là xứ Xcốtlen, ở Mỹ là cao nguyên Côlôrađô, Arirôna, Niu-Mêxicô… Chính sách vùng đối với các vùng nói trên là ưu đãi thuế, tổ chức và xây dựng các quỹ đặc biệt (chẳng hạn như quỹ miền Nam Italia), nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và hạ tầng xã hội. Ngoài ra các trung tâm công nghiệp quy mô lớn đóng vai trò “cực tăng trưởng” cũng được xây dựng ở những vùng này. Lần đầu tiên quy chế về xây dựng các “cực tăng trưởng” được thông qua ở Italia năm 1957 trong khuôn khổ của chính sách vùng, tiếp theo đó các “cực tăng trưởng” cũng bắt đầu được xây dựng ở Tây Ban Nha, Pháp và các nước ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài viết Chính sách phát triển vùng Kinh nghiệm quốc tế về phát triển vùng Phát triển vùng ở Việt Nam Tổ chức không gian lãnh thổ quốc gia Phát triển lãnh thổ Chính sách vùngTài liệu liên quan:
-
Chính sách phát triển vùng ở Việt Nam
10 trang 41 0 0 -
Một vài vấn đề phương pháp luận về đánh giá chính sách phát triển vùng
9 trang 22 0 0 -
Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam, trường hợp vùng Đồng bằng Sông Hồng
17 trang 19 0 0 -
Phát triển vùng: Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam
6 trang 15 0 0 -
Chính sách phát triển vùng: Bất cập và một số giải pháp
7 trang 15 0 0 -
Một vài nét về chính sách phát triển vùng của Liên minh Châu Âu trong những năm qua
5 trang 14 0 0 -
CHUYÊN ĐỀ 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAMI
7 trang 13 0 0 -
Báo cáo Đổi mới chính sách công và phát triển vùng ở Việt Nam
21 trang 11 0 0