Danh mục

Chính sách tài khóa và tiêu dùng tư nhân: Nghiên cứu trải nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.25 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những yếu tố vĩ mô có tác động đến tiêu dùng tư nhân là chính sách tài khóa, chính sách được chính phủ thực thi thông qua chính sách thuế và tiêu dùng của chính phủ. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 2000–2012 từ báo cáo của ADB để xem xét tác động của chính sách tài khóa đến tiêu dùng tư nhân tại các quốc gia Đông Nam Á.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tài khóa và tiêu dùng tư nhân: Nghiên cứu trải nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á Nghiên Cứu & Trao Đổi Chính sách tài khóa và tiêu dùng tư nhân: Nghiên cứu trải nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Thanh Phong Nguyễn Trung Thông & Nguyễn Phúc Cảnh Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Nhận bài: 14/07/2015 - Duyệt đăng: 30/08/2015 T iêu dùng tư nhân là thành phần quan trọng trong tổng cầu của một quốc gia, trong đó hàm số của tiêu dùng tư nhân phụ thuộc lớn vào thu nhập khả dụng và các điều kiện kinh tế vĩ mô khác. Một trong những yếu tố vĩ mô có tác động đến tiêu dùng tư nhân là chính sách tài khóa, chính sách được chính phủ thực thi thông qua chính sách thuế và tiêu dùng của chính phủ. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 2000 – 2012 từ báo cáo của ADB để xem xét tác động của chính sách tài khóa đến tiêu dùng tư nhân tại các quốc gia Đông Nam Á. Thông qua hồi quy với dữ liệu bảng, tác giả phát hiện thấy Từ khóa: Chính sách tài khóa, tiêu dùng tư nhân, thuế. 1. Giới thiệu Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, vai trò và tác động của chính sách vĩ mô mà đặc biệt là chính sách tài khóa đến các hoạt động kinh tế được chú ý nhiều hơn. Trong đó, nhiều nghiên cứu tập trung vào tác động của chính sách tài khóa đến đầu tư tư nhân thông qua nghiên cứu hiệu ứng lấn át và hiệu ứng thúc đẩy với nhiều kết quả thực nghiệm khác nhau (Ahmed & Miller, 2000; Heutel, 2014; Şen & Kaya, 2014). Bên cạnh tác động đến đầu tư tư nhân, chính sách tài khóa còn có tác động đến tiêu dùng tư nhân thông qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng và mong 46 đợi của người dân. Những nghiên cứu tác động của chính sách tài khóa được tìm thấy chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển với những bằng chứng khác nhau ủng hộ hai lý thuyết: hiệu ứng lấn át và hiệu ứng thúc đẩy, đồng thời các nghiên cứu này còn được cho rằng có thể áp dụng cho các nước đang phát triển; tuy nhiên số lượng nghiên cứu tại các nước đang phát triển là còn nhỏ và kết quả cũng còn nhiều tranh cãi (Schclarek, 2007). Do đó, nghiên cứu này tập trung tìm kiếm bằng chứng về tác động của chính sách tài khóa đến tiêu dùng tư nhân tại các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á trong giai đoạn 2000 – 2012, đồng thời xem xét ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 toàn cầu năm 2008 đến mối quan hệ đó. Lý thuyết về tác động của chính sách tài khóa đến tiêu dùng tư nhân với hai hiệu ứng là hiệu ứng Keynes và hiệu ứng phi Keynes1 xuất phát từ một trong những nghiên cứu đầu tiên của Giavazzi and Pagano (1990), trong đó hai nhà kinh tế học phát hiện rằng tác động của chính sách tài khóa phụ thuộc vào: Chính sách tài khóa mở rộng hay thắt chặt, độ lớn và độ dài của chính sách, các điều kiện ban đầu (trong đó bao gồm tốc độ tăng trưởng kỳ trước của nợ công, tỷ giá kỳ trước, và xu hướng của cung tiền), và Hiệu ứng Keynes là hiệu ứng khi chính phủ mở rộng chính sách tài khóa sẽ kích thích tiêu dùng khu vực tư nhân, và ngược lại hiệu ứng phi Keynes. 1 Nghiên Cứu & Trao Đổi thành phần của chính sách tài khóa (thay đổi trong thuế, hay các khoản chuyển nhượng, hay chi tiêu công, đầu tư công và các khoản chi khác của chính phủ). Nghiên cứu của Hemming, Kell, and Mahfouz (2002) đã tiến hành tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách tài khóa đến hoạt động kinh tế và phát hiện thấy rằng các bằng chứng về hiệu ứng Keynes tồn tại nhưng mức độ là tương đối nhỏ, đồng thời các nhà nghiên cứu còn kết luận rằng hiệu ứng phi Keynes có thể tồn tại trong những trường hợp cụ thể. Tiếp đến nghiên cứu của Schclarek (2007) rút ra các kết luận sau: các kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu ứng Keynes tồn tại ở hầu hết các quốc gia, trừ một số trường hợp như trường hợp nghiên cứu của Jönsson (2007) tìm thấy bằng chứng của hiệu ứng phi Keynes trong trường hợp chính phủ thực thi chính sách tài khóa mở rộng thông qua các khoản chi chuyển nhượng lớn và ổn định cho khu vực tư nhân. Trong trường hợp tác động của chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thắt chặt, các kết quả cho thấy có sự khác nhau trong tác động của hai chính sách này. Ví dụ như Hjelm (2002) phát hiện thấy tiêu dùng tư nhân tăng trưởng chậm hơn trong giai đoạn thắt chặt tài khóa so với giai đoạn bình thường, trong khi đó không có sự khác biệt giữa giai đoạn bình thường và giai đoạn mở rộng tài khóa. Về thành phần của chính sách tài khóa, các kết quả nghiên cứu cho thấy tác động khác nhau của thuế, chi tiêu hay chi chuyển nhượng của chính phủ đến tiêu dùng tư nhân. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tác động của chính sách tài khóa lên hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động tiêu dùng tư nhân nói riêng tiếp tục còn tranh cãi. Nghiên cứu của Parker, Souleles, Johnson, and McClelland (2011) xem xét tác động của các gói kích thích năm 2008 đến tiêu dùng tư nhân của Mỹ cho thấy người dân chi tiêu gần 50% phần thu nhập nhận được từ các gói kích thích chi tiêu cho các sản phẩm lâu bền, trong đó nhóm người dân có thu nhập thấp và trung bình, cũng như người lớn tuổi chi tiêu các khoản trợ cấp nhiều hơn những nhóm còn lại. Nghiên cứu của Akanbi (2013) tại Nam Phi cho thấy phản ứng của khu vực tư với chính sách tài khóa phụ thuộc lớn vào các rào cản trên thị trường hàng hóa như khả năng cung ứng của bên cung hay các rào cản về thông tin khác. Cụ thể, chính sách tài khóa sẽ hiệu quả hơn trong trường hợp bên cung không có rào cản về gia tăng cung ứng hàng hóa, trong đó chi tiêu của chính phủ sẽ có hiệu quả hơn trong trường hợp thị trường hàng hóa không có rào cản, còn chính sách thuế lại có hiệu quả hơn trong trường hợp thị trường hàng hóa có các rào cản khi các nhà sản xuất muốn gia tăng Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 47 Nghiên Cứu & Trao Đổi lượng cung hàng hóa. Nghiên cứu của Bouakez, Chihi, and Normandin (2014) sử dụng dữ liệu giai đoạn trước và sau khủng hoảng 1979 tại Mỹ và phá ...

Tài liệu được xem nhiều: