Danh mục

Chính sách tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp - nông thôn và khuyến nghị trong bối cảnh mới

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 800.25 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích rõ thực trạng các nội dung nói trên trong thời gian gần đấy, đưa ra khuyến nghị tiếp tục phát huy vai trò của chính sách này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp - nông thôn và khuyến nghị trong bối cảnh mới Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NGHỊ TRONG BỐI CẢNH MỚI TS. Nguyễn Văn Tuấn TÓM TẮT Chính sách tín dụng là một nội dung thuộc chính sách tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu cho Chính phủ, xây dựng và trực tiếp điều hành theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là xuất khẩu và tạo việc làm. Vốn đầu tư cho lĩnh vực này chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàng. Do đó, chính sách tín dụng ngân hàng phù hợp, góp phần rất quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, tạo việc làm thường xuyên và cải thiện đời sống nông dân. Bài viết tập trung phân tích rõ thực trạng các nội dung nói trên trong thời gian gần đấy, đưa ra khuyến nghị tiếp tục phát huy vai trò của chính sách này. Từ khóa: chính sách tín dụng, phát triển an toàn, nông nghiệp – nông thôn ABSTRACT BANK CREDIT POLICY FOR AGRICULTURE - RURAL AND RECOMMENDATION IN THE NEW CONTEXT Credit policy is a content of monetary policy that the State Bank of Vietnam advises the Government, builds and directly administers in the direction of socio-economic development. Over the years, the agriculture-rural sector continues to affirm its important position in the overall socio-economic development strategy, especially in export and job creation. Investment capital for this field is mainly bank credit capital. Therefore, appropriate bank credit policies make a very important contribution to promoting sustainable development of agricultural production and rural economy, creating regular jobs and improving farmers' lives. The article focuses on clearly analyzing the situation of the above-mentioned contents in recent times, making recommendations to continue promoting the role of this policy. Keywords: credit policy, safe development, agriculture - rural areas 1. MỞ ĐẦU Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội cho đến nay, cũng như hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế những năm gần đây, Đảng, Chính phủ thường xuyên có các Nghị quyết, Quyết định, Chính sách về thực hiên chiến lược phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn, hộ nông dân và giảm nghèo bền vững. Đồng thời, thực hiện chiến lược này còn góp phần đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho hộ nông dân nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, vùng dân tộc thiểu số vùng xa, vùng sâu; góp phần đẩy lùi tín dụng đen, các hình thức tín dụng nặng lãi bất hợp pháp còn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn. Đây là những khu vực tín dụng đen dễ dàng len lỏi vào các hộ gia đình. Trong bối cảnh mới hiện nay lạm phát trên toàn cầu tăng cao; giá lương thực, phân bón, thức ăn chăn nuôi và nhiều mặt hàng nông sản khác cũng tăng mạnh; giá cả và kim ngạch xuát khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản của Việt Nam tăng khá, càng cho thấy chính sách tín dụng nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng. 662 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả không có điều kiện xây dựng cơ sở lý thuyết nghiên cứu. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tổng hợp, phân tích, so sánh các tài liệu và số liệu thứ cấp, tập trung làm rõ các nội dung nói trên, đặc biệt là các chính sách của Ngân hàng nhà nước, tổ chức triển khai của các Tổ chức tín dụng về cho vay vốn nông nghiệp – nông thôn- hộ nông dân, đưa ra khuyến nghị các giải pháp có liên quan. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp – nông thôn và nông dân Trong các giai đoạn khác nhau về thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều văn bản Nghị quyết về mục tiêu, cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp – nông thôn. Gần đây nhất, đó là Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, trong phần: “Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030” cũng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số;” Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022). Về Nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, văn kiện của Đảng cũng đã nhấn mạnh: “xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp;” Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022). Như vậy có thể khẳng định, quan điểm, chủ trương về phát triển nông nghiệp, nông thôn được thể hiện thống nhất và xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng, gần đây nhất là Nghị quyết Đại hội XII và XIII. 3.2. Cơ ...

Tài liệu được xem nhiều: