Danh mục

Chính sách về biển Đông và hành động của các bên liên quan: Phần 2

Số trang: 135      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.51 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của ebook "Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động của các bên liên quan" gồm có những nội dung chính sau: Lợi ích và chính sách của các nước liên quan ngoài khu vực biển Đông, biển Đông trong quan hệ Trung Quốc - Asean - Mỹ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách về biển Đông và hành động của các bên liên quan: Phần 2 Chương IV LỢI ÍCH VÀ CHÍNH SÁCHCỦA CÁC NƯỚC LIÊN QUANNGOÀI KHU VỰC BIỂN ĐÔNG 187188 10 “CHIẾN LƯỢC XOAY TRỤC CHÂU Á CỦA CHÍNH QUYỀN OBAMA: CHUYỂN TỪ KIỀM CHẾ NGOẠI GIAO SANG KIỀM CHẾ CHIẾN LƯỢC TRƯỚC MỘT TRUNG QUỐC ĐANG TRỖI DẬY?” GS. Renato Cruz De Castro Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học De La Salle, PhilippinesTóm tắt Bài viết này nghiên cứu mối liên hệ giữa Chiến lược Xoay trục Châu Á của Tổngthống Barrack Obama và Tuyên bố Hà Nội 2012 về tranh chấp Biển Đông của Ngoạitrưởng Hillary Clinton. Tháng 7/2010, tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton trong Diễnđàn khu vực ASEAN (ARF) đã gợi mở một chiến lược ngoại giao mới nhằm đối phóvới một Trung Quốc đang trỗi dậy và đầy quyết đoán - đó là chiến lược kiềm chế.Chiến lược này đòi hỏi Washington cùng với các quốc gia thành viên của Hiệp hộicác Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thuyết phục Trung Quốc chấp nhận cách tiếpcận đa phương trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đãcảnh báo các nước ASEAN không nên can dự Mỹ vào tranh chấp. Kết quả là, vị thếcủa Trung Quốc như là một đối tác kinh tế chính và đôi khi là đồng minh chính trịcủa phần lớn các quốc gia ASEAN đã ngăn cản Mỹ và ASEAN hình thành một khốingoại giao để thực hiện chính sách kiềm chế. Đứng trước khả năng thất bại của chiếnlược ngoại giao này, chính quyền Obama đang tái cân bằng lực lượng hải quân sangChâu Á. Điều này đánh dấu sự thay đổi từ chính sách kiềm chế dựa trên việc hìnhthành một khối ngoại giao với ASEAN sang một hình thái mới dựa trên nền tảng sứcmạnh quân sự. 189 GS. Renato Cruz De CastroGiới thiệu Đầu năm 2010, chính quyền Obama công bố chính sách tái can dự ở Đông Á. Chínhsách này nhằm mục tiêu tăng cường uy tín của những cam kết ngoại giao/ an ninh củaMỹ đối với khu vực thông qua việc củng cố các liên minh song phương và ủng hộ chủnghĩa đa phương khu vực. Để chứng thực cho chính sách này, chính quyền Obamađã tiến hành các hoạt động đối ngoại rõ ràng và mạnh mẽ trong sáu tháng cuối năm2010. Nổi bật nhất trong những nỗ lực này là tuyên bố về Biển Đông ngày 24/7/2010của Ngoại trưởng Clinton tại Hà Nội. Đặc biệt là, Tuyên bố Hà Nội 2010 nhắc đến bàiphát biểu của Ngoại trưởng Clinton ngày 24/7/2010 ở Việt Nam. Ngoại trưởng Clintonkhẳng định rằng Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận mở đến nhữngvùng biển chung của Châu Á, và sự tôn trọng của các quốc gia ven biển đối với luật biểnquốc tế ở Biển Đông. Bà Clinton cũng nhắc đến việc Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện thúc đẩyđàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp Quần đảo Trường Sa. Tuyên bố Hà Nội tháng 7/2010 thể hiện sự quan ngại ngày càng tăng của Mỹ đối vớinăng lực hải quân và sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Do vậy, Tuyên bố Hà Nội2010 khởi đầu một chiến lược ngoại giao mới - được gọi đúng với tình hình là chiến lượckiềm chế. Tuy nhiên chiến lược như vậy không hề đơn giản. Đó là một nhiệm vụ khó khănvà tẻ nhạt, đòi hỏi Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á gây sức ép buộc Trung Quốc chấp nhậnvà mềm hóa, nếu không là điều chỉnh, lập trường quyết đoán của nước này trong tranh chấpBiển Đông. Tuy nhiên, kể từ năm 2010 đến 2011, Trung Quốc đã thực hiện những chiếnthuật như sau để làm suy yếu chiến lược kiềm chế này, cụ thể là:1 (i) tăng cường sự phụ thuộckinh tế của các quốc gia yêu sách vào Trung Quốc; (ii) ngăn cản các quốc gia này khai tháctài nguyên ở những khu vực tranh chấp; và (iii) tránh đối đầu công khai với Mỹ, trong khitiếp tục phát triển sức mạnh toàn diện của Trung Quốc. Với quan hệ kinh tế đôi bên cùng cólợi với Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á không thể hình thành một khối ngoại giaocó thể kiềm chế Trung Quốc, và dường như đang hành động theo Mỹ.2 Rõ ràng là, TrungQuốc đã ngăn chặn việc Mỹ và ASEAN áp dụng một chính sách kiềm chế. Tháng 11/2011, chính quyền Obama công bố chiến lược trọng tâm Châu Á. Chiếnlược này đòi hỏi Mỹ phải rút dần khỏi những chiến dịch chống bạo loạn ở Iraq vàAfghanistan và dịch chuyển sự quan tâm cũng như nguồn lực sang khu vực Thái BìnhDương. Sự khởi đầu này được coi là một nỗ lực của chính quyền Obama để khẳng địnhvai trò lãnh đạo của Mỹ trước một Trung Quốc đang nỗ lực sử dụng ảnh hưởng kinh tếvà chính trị đang gia tăng của mình nhằm giành lấy thế chủ động chiến lược ở Đông Á.Mục tiêu là tạo đối trọng trước ảnh hưởng chiến lược và sự quyết đoán ngày càng tăngcủa Trung Quốc trong khu vực, nhưng không ở mức khiến các quốc gia trong khu vựcphải chọn lựa giữa hai siêu cường.31. International Crisis Group [Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế], “Stirring Up the So ...

Tài liệu được xem nhiều: