Danh mục

Chợ nông thôn - điểm nhấn của phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 406.15 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, 1 trong 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống người dân, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới đối với các xã trên địa bàn khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chợ nông thôn - điểm nhấn của phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn vùng đồng bằng Sông Cửu Long BỘ CÔNG THƢƠNG CHỢ NÔNG THÔN - ĐIỂM NHẤN CỦA PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng và Chính phủ. Qua 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, với sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương và sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, Chương trình đã trở thành một phong trào sôi nổi, rộng khắp trên cả nước và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn phát triển nhanh, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, hạ tầng điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, trường học.., tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn của các địa phương; thu nhập và đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng - hiệu quả sản xuất... Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, 1 trong 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống người dân, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới đối với các xã trên địa bàn khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. 1. Khái quát vùng đồng bằng sông Cửu Long Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực Nam của Việt Nam, bao gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019, tổng diện tích các tỉnh, thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.273.630 người, trong đó số lượng người sống ở địa bàn nông thôn chiếm khoảng 75%. Vùng ĐBSCL là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản. Diện tích trồng lúa chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước, xuất khẩu gạo toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng; thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước,... Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn thấp hơn so với cả nước: Thu nhập bình quân đầu người với mức 2.217 USD/người/năm (cả nước là 2.587 USD/người/năm). Cùng với những tiềm năng lợi thế về phát triển nông nghiệp, vùng ĐSCL còn có vị trí thuận lợi đối với giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa. Vùng ĐBSCL có đường biên giới giáp Campuchia dài khoảng 330km, trong đó có 4 tỉnh chung đường biên giới với Vương quốc Campuchia, bao gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang; có 3 cửa khẩu quốc tế và bốn cửa khẩu quốc gia. Cùng với đó là hệ thống các cầu vượt sông lớn từng bước thay thế các bến phà như cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, Cổ Chiên, Vàm Cống…; đã hình thành các tuyến đường huyết mạch như: Quốc lộ 1A, 57, 60, 61, 63, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với ĐBSCL, các trung tâm logistic,… Những điều 79 kiện thuận lợi đó đã tác động tích cực đối với việc, trao đổi lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Vùng. 2. Cơ sở hạ tầng thƣơng mại nông thôn vùng ĐBSCL Xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện tiêu chí số 7 về phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; để địa phương có được sơ sở và phương pháp đánh giá thống nhất để thẩm định và xét công nhận cho các xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản: Quyết định số 6286/QĐ-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ Công Thương về Kế hoạch triển khai thực hiện tiêu chí số 4 (điện nông thôn) và tiêu chí số 7 (chợ nông thôn) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ Công Thương; Quyết định số 12151/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 7 về chợ trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 4800/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2016 về việc hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Về phía địa phương, công tác phát triển và quản lý cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn tại các địa phương đã nhận được sự quan tâm đúng mức của chính quyền, việc đầu tư xây dựng, nâng cấp về cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa phục vụ đời sống cho nhân dân vùng nông thôn. Bên cạnh đó, Quyết định số 4800/QĐ-BCT ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đánh giá xã đạt tiêu chí một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Theo đó, một số Sở Công Thương đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết các xã trên địa bàn thực hiện tiêu chí số 7, rà soát lại toàn bộ hệ thống chợ, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi…đảm bảo cho việc thẩm định, xét công nhận được chính xác và khách quan. Một số địa phương đã có cơ chế hỗ trợ một phần vốn nhất định để đầu tư cho chợ được xây mới nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn nông thôn. Đến hết tháng 6 năm 2019, vùng ĐBSCL có khoảng 1.093 xã đạt tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong tổng số 1.286 xã của toàn vùng, chiếm 85,6%, cao hơn mức bình quân của cả nước (cả nước là 85,5%). Các tỉnh có tỷ lệ các xã đạt tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: