Danh mục

CHOÁNG PHẢN VỆ

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.93 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Choáng phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, một phản ứng đột ngột, diễn biến với tốc độ nhanh, xuất hiện từ vài giây cho đến 20-30 phút sau khi kháng nguyên (dị ứng nguyên) vào cơ thể và được biểu hiện bằng trụy tim mạch, sốc và suy hô hấp. Nếu không được xử trí kịp thời có thể nguy hại đén tính mạng. 1.2. Căn nguyên : thuộc phản ứng đáp ứng miễn dịch týp I kiểu trung gian IgE; xẩy ra ở người mẫn cảm với kháng nguyên hình thành IgE cố định...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHOÁNG PHẢN VỆ CHOÁNG PHẢN VỆ Tên khác : Sốc phản vệ ( anaphylactic shock) 1.Định nghĩa: 1.1.Đại cương: + Choáng phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, một phản ứng đột ngột, diễn biến với tốc độ nhanh, xuất hiện từ vài giây cho đến 20-30 phút sau khi kháng nguyên (dị ứng nguyên) vào cơ thể và được biểu hiện bằng trụy tim mạch, sốc và suy hô hấp. Nếu không được xử trí kịp thời có thể nguy hại đén tính mạng. 1.2. Căn nguyên : thuộc phản ứng đáp ứng miễn dịch týp I kiểu trung gian IgE; xẩy ra ở người mẫn cảm với kháng nguyên hình thành IgE cố định trên tế bào mastocytes và Basophil , khi kháng nguyên vào lần thứ 2 xảy ra phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể làm vỡ tế bào mast giải phóng histamin và một số chất trung gian hóa học như acetylcholin, serotonin, bradykinin… mà bệnh cảnh chủ yếu là tự nhiễm độc histamin. 1.3. Nguyên nhân : các chất có khả năng gây phản ứng choáng phản vệ rất nhiều và được chia làm 3 nhóm sau: + Do thuốc : Đây là nguyên nhân hàng đầu trong đó bao gồm các thuốc: Kháng sinh : Penicillin, Steptomycin, Sunfamides. Chống viêm không Steroid, hạ nhiệt, giảm đau. - - Vác xin, huyết thanh. - Nội tiết tố. - Một số loại vitamin… + Do thực phẩm : sữa, trứng , cá, tôm… + Do côn trúng : ong đốt … 2. Lâm sàng: Choáng phản vệ do thuốc chủ yếu xẩy ra bằng đường tiêm ngay sau khi thử phản ứng, hoặc khi đang tiêm trong vòng một vài phút, cá biệt có trường hợp sau khi uống thuốc , nhỏ thuốc vào mắt, mũi, lưỡi hoặc bôi thuốc vào da, niêm mạc. Mức độ nặng của sốc phản vệ phụ thuộc vào khảng thời gian từ khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện các triệu chứng sốc đầu tiên. Liều lượng dị nguyên xâm nhập vào cơ thể không có ý nghĩa quan trọng. - Dấu hiệu thường gặp nhất là suy tim mạch cấp ( mạch nhanh, nhỏ khó bắt hoặc mất mạch, huyết áp tụt có thể khôn g đo dược, nhịp tim nhanh nhỏ hoặc ngừng tim ). - Trong các trường hợp suy hô hấp do phù nắp thanh quản và cây khí phế quản , kết hợp với co thắt dữ dội các cơ trơn đường hô hấp dẫn đến ngạt, khó thở, niêm mạc phế quản xung huyết và xuất tiết, ứ khí… có thể dẫn tới phù phổi cấp. - Bệnh nhân hốt hoảng, bồn chồn, sợ hãi, da tái lạnh, vã mồ hôi… thậm chí co giật, động kinh liên tục. - Các triệu chứng khác có thể có hoặc không như : ban mày đay ở da, đau bụng dữ dội, ỉa chảy, nôn mửa, xuất huyết tiêu hóa… 3. Điều trị : Phải khẩn trương, chính xác kịp thời vì liên quan đến sinh mạng người bệnh… - Xử trí : Yêu cầu xử trí ngay, tại chỗ xảy ra sốc phản vệ. Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên ( như tiêm, uống , bôi, nhỏ mắt, mũi ). Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ. - Adrenalin ống 1 mg. Tiêm ngay, tiêm dưới da, theo liều sau : + 1/2 đến 1 ống ở người lớn. + Không quá 0,3 ml ở trẻ em ( hoặc pha ống 1 ml ( bằng 1 mg) + 9 ml nước cất thành 10 ml . Sau đó tiêm 0,1 ml/ 1 kg cân nặng ). + Hoặc Adrenalin 0,01 mg/ kg cân nặng cho cả trẻ em lẫn người lớn. - Tiếp tục tiêm Adrenalin liều như trên cứ 10 - 15 phút / 1 lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường. - ủ ấm, nắm đầu thấp, theo dõi huyết áp 10 - 15 phút / 1 lần. - Nếu sốc quá nặng , đe dọa tử vong , ngoài đường tiêm dưới da có thể pha loãng ống Adrenalin với 9 ml n ước cất rồi tiêm vào tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp. -Các thuốc khác : - Depersolon 30 mg x 1 đến 2ống tiêm bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch. - Dimedrol 1 %o x 1 đến 2 ống tiêm bắp thịt. Hai thuốc này tiêm ngay sau khi tiêm mũi Adrenalin đầu tiên. Chú ý thông khí , thổi ngạt , thở oxy ,hô hấp hỗ trợ ( bóp bóng), mở khí quản nếu cần thiết. - Nếu bệnh nhân vẫn chưa thoát được sốc thì : thiết lập một đường truyền tĩnh mạch Adrenalin để duy trì huyết áp, bắt đầu bằng 0,1 microgam /kg / phút. Điều chỉnh tốc độ theo huyết áp ( khoảng 2 mg Adrenalin / 1 giờ cho ng ười lớn khoảng 50 kg ). ...

Tài liệu được xem nhiều: