Danh mục

Chơi sao cho khỏe?

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 118.88 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiều độc giả chắc chắn đã thông hiểu từ lâu về tầm hữu ích của TDTT trong sinh hoạt thường ngày, thông qua tác dụng vừa trung hòa stress vừa đánh thức sức đề kháng. Vấn đề chỉ là chơi sao cho “đáng đồng tiền bát gạo”?Tuy đổ mồ hôi rõ ràng là biện pháp giải độc cho cơ thể nhưng điều đó không có nghĩa là mọi hình thức vận động trên sân tập đều là mồi lửa tự động cho sức khỏe, như quẹt máy còn gas hễ bật là cháy.Không ít trường hợp vận động viên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chơi sao cho khỏe? Chơi sao cho khỏe?Nhiều độc giả chắc chắn đã thông hiểu từ lâu vềtầm hữu ích của TDTT trong sinh hoạt thườngngày, thông qua tác dụng vừa trung hòa stress vừađánh thức sức đề kháng. Vấn đề chỉ là chơi saocho “đáng đồng tiền bát gạo”?Tuy đổ mồ hôi rõ ràng là biện pháp giải độc cho cơthể nhưng điều đó không có nghĩa là mọi hình thứcvận động trên sân tập đều là mồi lửa tự động cho sứckhỏe, như quẹt máy còn gas hễ bật là cháy.Không ít trường hợp vận động viên thậm chí tự rướchại vào thân nếu vô tình không lưu ý đến một số hậuquả do phản tác dụng của TDTT. Theo bác sĩ Muller-Wohlfahrt, nhà điều trị nổi tiếng nhất CHLB Đứctrong lĩnh vực y học thể thao, muốn chơi mà khỏecần lưu ý 8 nguyên tắc dưới đây:1. Cho dù cảm thấy khỏe mạnh cũng nên đến phòngkhám trước khi quyết định chọn môn thể thao nào đóđể rà lại bộ máy tim mạch. Đừng quên, không ít vậnđộng viên bị nhồi máu cơ tim ngay trên sân tập chỉ vìđinh ninh trái tim mình còn rất khỏe.2. Đừng tưởng làm nóng trước khi vào sân chỉ để…trình diễn mà nên nhớ đó là biện pháp vừa hâm nóngbộ máy tuần hoàn vừa chuẩn bị cho hệ cơ khớp saumột ngày co thắt trong tư thế làm việc, nhất là khi bấtđộng nhiều giờ trên chiếc ghế văn phòng.3. Đã làm nóng cũng cần có lúc để nguội. Đừng baogiờ rời khỏi sân tập ngay tức khắc. Mạch và huyết ápsau khi tăng cao vì vận động cần trở lại trị số bìnhthường sau vài vòng bách bộ quanh sân tập.4. Người bị chấn thương phải nghỉ ngơi và điều trịđến nơi đến chốn. Đừng trở lại sân tập quá sớm.Không kể đến khả năng tái phát, vận động khi vếtthương chưa lành là lý do khiến vận động viên lại dễbị chấn thương.5. Cơ thể của người chơi thể thao cần được bồi dưỡngvới sinh tố, khoáng tố, chất đường, đạm, xơ… Chơithể thao mỗi ngày mà ăn kiêng khắt khe thì tuy có thểgiảm ít cân nhưng về lâu về dài chắc chắn khó tránhhậu quả của rối loạn biến dưỡng.6. Khó có môn thể thao nào không làm đổ mồ hôi. Cơthể vì thế phải được bổ sung nước và chất điện giảikịp thời. Nhiều người tuy đúng là có uống nước đủlượng nhưng sau giờ tập, quan trọng là làm sao để tếbào không lúc nào thiếu nước. Uống ít thôi nhưngngay trong lúc tranh đua chính là mẹo vặt để tránhphản ứng phụ của thể thao.7. Đừng chọn quần áo thể thao theo thương hiệu,miễn sao thoải mái tối đa là được.8. Chơi thể thao hoàn toàn vô ích nếu không vui.Đừng vụng về đến độ biến thể thao thành một loạistress mới sau giờ làm việc. Đổ mồ hôi trên sân tậpkhông hẳn lúc nào cũng đồng nghĩa với biện phápnâng cao sức khỏe. Nghề chơi cũng lắm công phu làvậy

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: