Khi đặt cây xanh ở khu giếng trời, thông thường sau một thời gian, chúng sẽ trở nên xơ xác. Một lý do là cây không hợp với điều kiện trong nhà, đòi hỏi thời gian chăm sóc... Một số kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp cây xanh nhà bạn không rơi vào tình trạng đó. Chúng ta chỉ nên bố trí một lượng cây vừa đủ, dễ chuyển dời để chăm sóc và đảm bảo vệ sinh. Những giếng trời có diện tích lớn, chỉ nên để đất ở khu vực trồng cây. Phần diện tích còn lại có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chọn cây cho giếng trời
Chọn cây cho giếng
trời
Khi đặt cây xanh ở khu giếng trời, thông thường sau một
thời gian, chúng sẽ trở nên xơ xác. Một lý do là cây không hợp
với điều kiện trong nhà, đòi hỏi thời gian chăm sóc...
Một số kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp cây xanh nhà bạn
không rơi vào tình trạng đó.
Chúng ta chỉ nên bố trí một lượng cây vừa đủ, dễ chuyển
dời để chăm sóc và đảm bảo vệ sinh. Những giếng trời có diện
tích lớn, chỉ nên để đất ở khu vực trồng cây. Phần diện tích còn
lại có thể láng xi măng, sau đó dùng đá sỏi phủ lên, như vậy
nhìn vẫn tự nhiên, lại dễ chăm sóc.
Chọn cây
Các chủng loại cây trong nhà hiện nay rất đa dạng về hình
dáng và màu sắc (nhất là các loại lá được nhập giống từ Đài
Loan rất phong phú). Đối với những cây chủ đạo có độ cao 1-2,5
m, ta có thể chọn loại phát tài núi, cau Hawaii, mật cật, đại phú
gia, kim thiên, trúc Nhật, kim ngân... Các giống cây họ trầu có
dáng lá rất đẹp như trầu thanh xuân, trầu đế vương, trầu rau
muống, trầu chân vịt, trầu Mỹ, trầu khía... Các loại cây bụi như
ngũ gia bì, vạn niên thanh, cau tiểu trâm, rán huyền, rán ổ
phụng, đinh lăng, thiên niên kiện... Các loại hoa thì ít phong phú
hơn, nhưng có thể chọn lan Ý, hồng môn…
Bố trí cây
Có vài cách bố trí đơn giản nhưng đạt hiệu quả khá cao.
Kết hợp đá, sỏi, các phụ liệu trang trí sân vườn sẽ giúp tiểu cảnh
của chúng ta đẹp lên và khá tự nhiên. Mảng xanh ấy sẽ thành
công nếu đạt được vẻ tự nhiên, hài hòa, sạch sẽ và thỏa mãn
được tầm nhìn.
- Với diện tích nhỏ, nên bố trí cây xanh thành một cụm, với
một cây chủ đạo như phát tài núi, cau Hawaii… sau đó dùng đá,
sỏi, đèn… và một số loại lá, cây bụi… điểm xuyết xung quanh.
- Với diện tích lớn hơn, có thể bố trí 2-3 cụm, nhưng chỉ
nên là một loại cây chủ đạo và yếu tố cân bằng về bố cục phải
được lưu ý.
- Vườn nước không nên bố trí nhiều cây. Cây được trồng
trong chậu dùng sỏi phủ lên mặt, sau đó giấu bên dưới mặt nước,
lớp vật liệu, sự luân chuyển của nước với hình dáng và âm thanh
sẽ góp phần tạo nên hiệu quả.
Bố trí chậu
Với chậu đơn lẻ, hình dáng và vật liệu, màu sắc chậu, loại
cây rất quan trọng để tạo sự hài hòa với tổng thể. Với những
chậu lớn, đôi khi cây xanh được bố trí vào một chậu nhựa hoặc
lưới rồi đặt khít vào để dễ thay đổi. Nếu có nhiều chậu, có thể sử
dụng nhiều loại chậu cao thấp, và chủng loại để tạo nên một góc
xanh tự nhiên. Riêng việc xếp đặt và bố cục thì khó hơn, yêu cầu
phải có trình độ thẩm mỹ nhất định.
Chăm sóc cây
Ánh sáng và thông thoáng là yếu tố quan trọng nhất giúp
cây bền lâu. Mỗi khi thấy cây không còn sung sức, ta nên luân
chuyển cây ra ngoài trời (nơi có bóng râm). Không để cây thiếu
nước, nhưng lượng nước tưới quá nhiều đôi khi làm cây chết
nhanh hơn. Ta có thể kiểm tra độ ẩm đất bằng cách thọc sâu vào
lớp đất bên dưới