Nhiều người trong chúng ta chắc đã lâm vào tình cảnh khó xử khi dược sĩ ở hiệu thuốc Tây cùng lúc đưa ra nhiều dạng thuốc của cùng một tên thuốc! Làm thế nào chọn được dạng thuốc phù hợp nhất để điều trị bệnh là vấn đề không đơn giản! Muốn làm được điều này, bạn cần biết và hiểu rõ một số đặc điểm của các dạng chế phẩm khác nhau. Một loại dược phẩm có thể được sản xuất thành nhiều dạng chế phẩm khác nhau, và dạng chế phẩm thường sẽ quyết định cách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chọn dạng thuốc dùng (Kỳ 1) Chọn dạng thuốc dùng (Kỳ 1) Nhiều người trong chúng ta chắc đã lâm vào tình cảnh khó xử khidược sĩ ở hiệu thuốc Tây cùng lúc đưa ra nhiều dạng thuốc của cùng một tênthuốc! Làm thế nào chọn được dạng thuốc phù hợp nhất để điều trị bệnh làvấn đề không đơn giản! Muốn làm được điều này, bạn cần biết và hiểu rõ mộtsố đặc điểm của các dạng chế phẩm khác nhau. Một loại dược phẩm có thể được sản xuất thành nhiều dạng chế phẩm khácnhau, và dạng chế phẩm thường sẽ quyết định cách đưa thuốc vào cơ thể (chẳnghạn uống, tiêm chích, thoa ngoài da, hít qua mũi - họng...). Chất liệu, ph ương thứcsản xuất thuốc cũng ảnh hưởng đến hiệu quả và tốc độ bắt đầu tác dụng của thuốc.Ngoài ra, việc sử dụng thêm các chất nền, chất chuyên chở, chất phụ gia... cònnhằm để kết dính các chất; Ổn định hoạt tính; Quy định tốc độ tan r ã; Tăng thêmvị ngon; Tạo hình dáng, màu sắc bắt mắt... Hiện nay, có thể liệt kê một số dạngchế phẩm phổ biến dùng cho đường uống và tiêm chích như sau: DẠNG (VIÊN) NANG (CAPSULE): Là một dạng bao bì nhỏ, thường đượclàm từ chất gelatin - một loại protein được trích tinh từ collagen của da, xương...động vật - sẽ hòa tan trong dạ dày. Nó dùng chứa một liều thuốc có vị khó chịu ởdạng bột, dịch hay dầu và để nuốt nguyên viên. Ngày nay, phổ biến là viên nangvới vỏ Gelatin cứng, chứa thuốc ở dạng bột. Ðối với thuốc ở dạng dịch hay bándịch thì được chứa trong viên nang với vỏ Gelatin mềm. * Dạng (viên) nang cứng (gelatin capsule): như Doxycillin, Minocin,Vitamin A, Telfast, Ampicillin, Gengraf... * Dạng (viên) nang mềm (soft capsule): Dạng này có thể dùng để nuốtnguyên viên, cắn - ngậm hay nhỏ giọt ở dưới lưỡi. Chế phẩm thường gặp như:Adalate 10mg, Roaccutane, Tadenan, Tamik, Meteospasmyl, Pharmaton,Depakene, Lanoxincaps... * Dạng (viên) nang phóng thích chậm (sustained-release (sr) capsule): Lànhững chế phẩm có một chất chuyên chở hay một công thức đặc biệt để cho phépgiải phóng từ từ và liên tục một loại thuốc, nhằm duy trì một nồng độ thuốc ổnđịnh trong dòng máu. Dạng thường gặp là các viên thuốc dạng nang, bên trongchứa nhiều vi hạt có độ tan rã, thời gian phân hủy khác nhau..., giúp kéo dài thờigian hoạt động hiệu quả của thuốc hoặc chỉ nhằm để thuốc (chứa men ti êu hóa) tantrong ruột. - Viên nang phóng thích chậm: như Lenitral, Nitro Mark retard, Iso Markretard, Erythromycin capsule... - Viên nang tan trong ruột (Enteric Coated Microspheres Capsule):Cotazym-S, Zymase, Pancrease... DẠNG SỦI BỌT (EFFERVESCENCE): Ðược dùng bằng cách hòa tanviên thuốc trong nước (hay dung dịch khác) rồi uống. Chế phẩm thường gặp: UpsaC, Efferalgan, Berocca, Zantac 150 EFFERdose, Solupred... DẠNG KEO (GEL): Là một dạng hỗn dịch đặc biệt, trong đó các thuốc bịHydrate hóa trong môi trường nước. Thuốc có thể ở dạng keo: đặc hay lỏng, trongsuốt hay hơi đục... Thường được dùng để giảm viêm, kháng acid (dạ dày), chốngkhô da, làm chất chuyên chở cho các loại thuốc khác. Thường dùng qua nhiềuđường như uống, thoa ngoài da hay niêm mạc, bơm thụt vào hậu môn, âm đạo.Chế phẩm dùng qua đường uống: Phosphalugel, Pepsane, Sucrate... DẠNG NGẬM (LOZENGE = TROCHE = PASTILLE): Là thuốc có dạngviên hình bầu dục hay tròn và dẹt... Nó sẽ hòa tan và phóng thích thuốc dần dầnkhi được ngậm trong miệng. Chất nền luôn luôn là một hỗn hợp của đường và chấtgôm (Gum) hay Gelatin. Dạng Lozenge thường được sản xuất bằng kỹ thuật nén(viên), trong khi đó dạng Pastille thì dùng phương pháp nấu chảy và đổ khuôn(kẹo ngậm). Thuốc thường dùng trong các trường hợp viêm hầu - họng, viêm răng- lợi... * Dạng Lozenge: Bradosol, Eucamint, Lobacin, Lysopaine... * Dạng Pastille: Tyrothricine, Strepsils, Star Cough Drops... DẠNG BỘT / DẠNG HẠT NHỎ (CỐM) (POWDER/ GRANULES): Làthuốc ở dạng bột mịn hay hạt nhỏ. Thường được sử dụng ở các dạng: Uống - tiêmchích - thoa/ rắc ở ngoài da. * Thuốc bột dùng để pha uống: Thường được đóng trong gói nhỏ (một liềuuống); Chai, lọ nhựa/ thủy tinh... (nhiều liều uống); Lon thiếc lớn (sữa bột). Nó sẽđược hòa tan với nước lọc và dùng để uống. Chế phẩm thường gặp: Smecta,Antibio, Zantac 150 EFFERdose Granules... Clamoxyl 250g/5ml, Unasyn250mg/5ml... * Thuốc bột dùng để tiêm chích: Ðược đựng trong các lọ thủy tinh nhỏ,tương ứng với 1 liều dùng. Nó sẽ được hòa tan với nước cất hay dung môi tươngứng để thành dung dịch dùng tiêm chích (Bắp thịt - Tĩnh mạch - Truyền tĩnhmạch...). DẠNG DỊCH LỎNG (SOLUTION = FLUID = LIQUID): Là một hỗn hợpgồm một hay nhiều thuốc dạng đặc hòa tan trong một dung dịch chuyên chở lỏng.Phân tử của các chất hòa tan thuần nhất với nhau nhưng không thay đổi tính chấthóa học của mỗi loại. Liquid, Solution hay Fluid là tên gọi chung của cáct ...