Danh mục

Chọn lựa kháng sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện TP. Hồ Chí Minh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.44 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay nhiễm khuẩn bệnh viện là mối quan tâm hàng đầu không những ở nước ta mà còn ở các nước trên thế giới do sự gia tăng nhanh chóng của các chủng vi khuẩn kháng thuốc, làm tăng tỉ lệ nặng, tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí chăm sóc bệnh rất đáng kể. Vì vậy nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát tỉ lệ các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện và sự đề kháng kháng sinh của chúng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chọn lựa kháng sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện TP. Hồ Chí MinhNghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012CHỌN LỰA KHÁNG SINH BAN ĐẦU TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨNBỆNH VIỆN TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TP. HỒ CHÍ MINHNguyễn Thanh Bảo*, Cao Minh Nga*,**, Trần Thị Thanh Nga***, Vũ Thị Kim Cương****,Nguyễn Sử Minh Tuyết*****, Vũ Bảo Châu******, Huỳnh Minh Tuấn*,**TÓM TẮTMở đầu: Hiện nay nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là mối quan tâm hàng đầu không những ở nước ta màcòn ở các nước trên thế giới do sự gia tăng nhanh chóng của các chủng vi khuẩn kháng thuốc, làm tăng tỉ lệnặng, tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí chăm sóc bệnh rất đáng kể.Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ các loại vi khuẩn gây NKBV và sự đề kháng kháng sinh của chúng.Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu nhập dữ liệu về định danh vi khuẩn từ các bệnh phẩm củabệnh nhân bị NKBV tại 5 bệnh viện: BV. Chợ Rẫy, BV. Nhân Dân Gia Định, BV. Thống Nhất, BV. 175 và BV.Đại học Y Dược Tp. HCM từ tháng 08 – 2009 đến 08 – 2010.Kết quả: Ghi nhận được 1.528 trường hợp NKBV cho thấy: trong các loại NKBV thì nhiễm khuẩn hô hấp cótỷ lệ cao nhất (51,55%), kế đến là nhiễm khuẩn vết mổ–mô mềm (21,42%), nhiễm khuẩn đường tiểu ở vị trí thứ3 (16,68%), nhiễm khuẩn máu xếp thứ 4 (7,25%) và nhiễm khuẩn các loại khác là (3,1%).Về các loại vi khuẩngây NKBV, thì trực khuẩn gram âm chiếm ưu thế (79,25%), các cầu khuẩn gram dương chỉ chiếm (20,75%).Sáu loại vi khuẩn thường gặp nhất trong tất cả các loại NKBV và chiếm đến (86,06%) là: Klebsiella spp(25,39%), E. coli (16,23%), Acinetobacter spp (17,8%), Pseudomonas spp (9,95%), S. coagulase (-) (9,03%) và S.aureus (7,66%). Tình hình kháng thuốc của các loại vi khuẩn phân lập được ghi nhận như sau: S. aureus: Có đến86,73% chủng thuộc MRSA, nhạy cảm thấp với hầu hết các loại kháng sinh được khảo sát, chỉ còn một số có thểxem xét trong điều trị đó là Vancomycin (theo y văn hiện nay tỷ lệ kháng rất thấp), Chloramphenicol (76,11%),Rifampin (84,95%) và Linezolid (94,69%). S. coagulase (-): Các chủng MRS chiếm đến 83,87%. NgoàiVancomycin (theo y văn hiện nay tỷ lệ kháng rất thấp), chỉ còn 5 loại kháng sinh có tỷ lệ nhạy cao > 50% làLinezolid (89,51%), Netilmicin (66,93%), Minocycline (60,40%), Rifampin (58,66%), Chloramphenicol(52,41%) và Amikacin (50,81%). Enterococcus spp: Chỉ còn 3 loại kháng sinh có tỷ lệ nhạy > 50% đó làVancomycin (67,74%), Chloramphenicol (67,74%) và Linezolid (51,61%). Các vi khuẩn đường ruột: Tỷ lệ nhạythấp với hầu hết các loại kháng sinh, nhưng còn nhạy cao với Imipenem và Meropenem (90–100%) và một sốkháng sinh khác mà đa số chủng có tỷ lệ nhạy >50% như: Netilmicin, Cefoxitinitin, Amikacin, Cefepime,Nitrofurantoin, Ticarcillin/ Clavulanic acid, Piperacillin/Tazobactam và Ceftazidime. Pseudomonas spp: Đã giảmnhạy với Imipenem (67,39%) và Meropenem (78,26%). Một số kháng sinh khác còn nhạy > 50%:Piperacillin/Tazobactam (64,49%), Ceftazidime (55,42%), Cefepime (55,79%), Amikacin (56,52%), Norfloxacin(55,07%), Tobramycin (55,62%) và Netilmicin (51,45%). Acinetobacter spp: Kháng cao với các kháng sinh, vớiCarbapenems thì tỷ lệ nhạy cảm với Imipenem và Meropenem chỉ còn (54,39%) và (57,14%).Các trực khuẩn Gram (-) có tỷ lệ sinh ESBL khá cao như: E. coli (52,30%), Klebsiella spp (53,42%), Proteus spp(31,75%), Citrobacter spp (38,89%), Enterobacter spp (51,72%). Các vi khuẩn này đều là những vi khuẩn đakháng thuốc. So với nhóm vi khuẩn ESBL-, thì nhóm ESBL+ có tỷ lệ nhạy cảm giảm đáng kể với hầu hết các loại* Bộ môn Vi sinh – Khoa Y – Đại học Y Dược TP. HCM, ** BV. Đại học Y Dược TP. HCM*** BV. Chợ Rẫy, **** BV. Thống Nhất, ***** BV. Nhân Dân Gia Định, ****** Bệnh viện 175Tác giả liên lạc: GS. TS. Nguyễn Thanh BảoĐT: 0908138191,email: thanhbao@yds.edu.vn206Chuyên Đề Nội Khoa IIY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012Nghiên cứu Y họckháng sinh được khảo sát.Kết luận: Từ kết quả khảo sát, một phác đồ sử dụng kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm cho nhữngtrường hợp NKBV nặng được đề nghị gồm: Imipenem/Meropenem + Aminoglycosides (Netilmicin/Amikacin) +Vancomycin/Linezolid.Từ khóa: nhiễm khuẩn bệnh viện, kháng kháng sinh.ABSTRACTFIRST CHOICE OF ANTIBIOTICS IN THE TREATING OF NOSOCOMIAL INFECTIONIN SOME HOSPITALS IN HO CHI MINH CITYNguyen Thanh Bao, Cao Minh Nga, Tran Thi Thanh Nga, Vu Thi Kim CuongNguyen Su Minh Tuyet, Vu Bao Chau, Huynh Minh Tuan* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 206 - 214Introduction: Currently nosocomial infection is a leading concern not only in our country but also inother countries due to the rapid rise of drug-resistant strains of bacteria, increasing the weight ratio,increased rate mortality, prolonged hospital stay and increased medical care costs are significant.Purpose: To investigate distribution of the nosocomial infection bacteria and its antibiotic resis ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: