Những ngày tháng Ba, khi nỗi buồn còn rả rích trong lòng người lớn như cái cách những giọt nước lăn tăn chảy từ trời, thì sự bám riết hờn tủi của một đứa trẻ con, lại dai dẳng hơn cái người ta nhìn thấy, nụ cười. Bọn trẻ con chúng tôi không biết
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chọn lựa nỗi đau, để sốngChọn lựa nỗi đau, để sống1. Thì ra, đến cả nỗi đau người ta vẫn có thể chọn lựaNhững ngày tháng Ba, khi nỗi buồn còn rả rích trong lòng người lớn như cáicách những giọt nước lăn tăn chảy từ trời, thì sự bám riết hờn tủi của mộtđứa trẻ con, lại dai dẳng hơn cái người ta nhìn thấy, nụ cười. Bọn trẻ conchúng tôi không biết cách giấu giếm nỗi buồn gọn gàng như người lớn, nhưnglại biết cách chôn chặt chuyên nghiệp những điều chúng tôi không muốn nghĩtới.Cái ngày tôi nghe thoáng thoáng người ta chỉ trỏ vào tôi mà kháo nhau rằng “Bà, bà, biết gì chưa? bố con An My kia kìa, đi miền Nam 5 năm nay mà chảtin tức gì sất. Giời ạ, chả chết bờ chết bụi thì cũng phải lòng con nào chứ chảthoát”. Tôi nhớ, trong mớ âm thanh hỗn độn, nhầy nhụa đó, giọng nói tỏ raphấn khích và có phần rõ ràng nhất là bà Bích, mẹ thằng Tùng “xanh” – cáithằng người toàn gân là gân,gầy nhắt, ngồi cùng bàn với tôi, luôn chịu đựngthói lành chanh mỗi khi tôi dùng phấn chia đôi bàn, mà phần thiệt luôn là nó.Như có một lực đẩy cực độ, dường đã tích tụ và dốn nén lâu ngày ùn ùn bủaquanh, tôi lao như bay đến nhà thằng Tùng, trả lời nụ cười tiếp khách của nóbằng một cú đấm trời giáng vào mồm, rồi bỏ đi. Có lẽ, nó đã ú ớ gọi tên tôi,ánh mắt toát lên hàng ngàn thắc mắc. Tôi không nhớ, mà cũng mặc kệ, ai bảomẹ nó xúc phạm bố tôi, ai bảo nó có cơ quan nói giống mẹ nó, ai bảo nó làTùng “xanh” , là thằng con trai duy nhất trên đời nhường nhịn tôi.Tôi nhận ra, dù là thằng Tùng xanh, hay là bất kì mối quan hệ nào trên đờithật tốt đẹp, thì tôi vẫn chọn bố, chọn mối quan hệ đang rạn nứt, mất an toàn.Tôi ghét ai nhắc tới bố, sao chứ? Họ không biết gì ráo, hoàn toàn không.Sau cú đấm thẳng vào mồm thằng Tùng bữa ấy, chúng tôi lãng quên mọi thứ“tranh chấp” ngày thường, tôi chẳng còn hì hục vạch đôi ngăn bàn bằng gỗđang dần mòn mỏi. cũng chẳng ngó ngàng đến hộp bút màu của nó trong giờvẽ về kỉ niệm. Chúng tôi xa lạ với nhau, ngay cả khi kề cận.Không ít lần, Tùng chủ động hỏi chuyện tôi kiểu của những đứa trẻ thật lòng“My, cổ áo dính sâu kìa, sát đây bắt cho”, “My, trưa nay đấu bi với bọn làngbên, đi chung hông?”, kiểu vậy đó. Nhưng, tất cả những gì Tùng nhận được từtôi, là im lặng, là ngó lờ. Tôi mỉm cười với tất cả, trừ Tùng.Người đàn ông trong khoảng trời của tôi, hoàn toàn chỉ còn hình ảnh ngàyxưa của bố, mơ hồ, nhưng đủ để nhớ, để thương. Còn Tùng “xanh”, hoàn toànmất hút, sâu hoắm vào sự liên đới từ mẹ nó.Còn, Mẹ tôi yếu đuối, phải rồi. Một người phụ nữ vật vờ giữa những hoanghoải, đơn độc, băng qua mọi tổn thương để đổi lấy những nụ cười khá hớn hởtrên môi tôi, cũng lạc lõng, khi gió mùa về. Tôi nhìn thấy những mất mát tuổixuân trên đôi mắt nặng như chì, nhìn thấy những khát khao ôm ấp trên bờvai quạnh quẽ, nhìn thấy những dục vọng mãnh liệt trên đôi vú tròn đầy. Tôinhìn thấy bố, trên cơ thể mẹ. Rõ ràng.Tôi sẽ xoa dịu chúng. Giời ạ, giá mà tôi là một thằng con trai.2.Mẹ chọn cách nhìn về phía mặt trời, và khóc khi tâm trí đã đầy tràn sự dèbỉu, bàn tán, khinh bỉ của dân làng. Không ít lần, tôi bắt gặp, nhưng lại giả vờkhông hay, chủ động gọi mẹ từ xa, hoặc đằng hắng ra hiệu ngầm cho mẹ biếtlà tôi đang đến gần đấy nhé, để mẹ kịp mà lau nước mắt, mà cười.Nhà tôi có ba con mèo, tôi đặt tên là Nam Nam, Hương Hương, và My My, đólà tên bố, tên mẹ, và tên tôi. Con Nam Nam lúc nào cũng tỏ ra mạnh mẽ, sẵnsàng gầm gừ, xông tới cào cào đối thủ khi nó có ý định “tán tỉnh” con HươngHương, hoặc giành ăn với My My. Tôi thầm nghĩ, có phải bố cũng thế không?Rồi ôm Nam Nam vào lòng.Hơn một lần tôi bắt gặp con Hương Hương “cặp kè” với một con mèo đựckhác, khi con Nam Nam không có nhà, chắc nó đi kiếm ăn. Máu trong ngườitôi nóng bừng lên, cảm giác một xíu nữa sẽ thổ huyết mất. Vớ vội khúc câyxoan đã khô khốc gần đó, tôi nghiến răng nghiến lợi đập thật mạnh vào chỗ ấycủa con mèo đực, cho đến khi nó chạy mất hút, sau đó tìm gọi con HươngHương về khi nó đã có một phen mất vía về hành động vừa rồi của tôi. HươngHương hư thật, tôi sẽ nhốt nó ở nhà,và đừng hòng được ăn vào tối nay, màkhông, mấy ngày nữa,cũng đừng hòng được ra khỏi cổng. Đáng đời đồ phảnbội.Mẹ thỉnh thoảng vẫn hay hỏi tôi về ý niệm tha thứ và chờ đợi. Câu hỏi dườngnhư thường nhật nhất đó là con có tin bố không? Và câu trả lời mẹ nhậnđược, luôn là một cái gật đầu cái rụp. Trẻ con, chúng có mụ mà. Mụ của tôi, lànhận ra bố giữa một biển người, là tin tưởng bố giữa muôn vàn sự bịp bờm, làchờ đợi bố giữa ngổn ngang những thiếu thốn. Và, mụ của tôi, là bật khóc nhưmột đứa trẻ con thực sự, khi trông thấy bóng mẹ thấp thoáng sau những bụitre bên sông. Mẹ đeo tay nải, mẹ đi xa. Tôi chập choạng ngã nhào xuống sông,ướt sung cả chiếc cặp sách bằng da xịn mẹ mới mua. Vì là mùa hè, nước cạn,có lẽ mụ của tôi là không chết, là lồm cồm bò lên bờ bằng cách vin vào đám cỏđã ngã ố rồi í ới gọi mẹ, gọi trong yết hầu. Tiếng gọi vọng ra từ lồng ngực, từtrái tim, nhưng không thành tiếng.Mẹ đi mãi, và không quay đầu lại, đỡ tôiMẹ, sao mẹ không hỏi con có tha thứ cho mẹ không?Không. Nhưng, con sẽ chờ đợi.Hương Hương cũng biến mất cùng ngày mà mẹ biến mất. Tôi nhớ, tôi mấtkhoảng một đêm, để với tay vào mái tóc dài của mẹ, để gào thét, để van xin, đểlết dài trên con đê mẹ đi không ngoảnh lại. Nhưng đến bây giờ, tôi vẫn khôngthể nhớ nổi tại sao mình lại tròn vo nằm trên giường của thằng Tùng xanh,chiếc giường có con cào cào đã khô treo ở chỗ gối nằm, con cào cào của vàitháng trước, tôi tặng sinh nhật lần thứ 11 của nó.Tôi đã gọi mẹ, rõ ràng là thế. Nhưng thằng Tùng xanh lại khăng khăng nhìnvào mắt tôi, giục- My, mày nói gì đi, mày mệt không, hay ăn cháo? Hả? sao cơ? Đừngnhìn tao đơ đơ như thế, nói đi xem nào, My…Hình như, tôi không nói được, mà không, tôi không thể nói được.3.Giữa những ngày tháng mà ngôn ngữ trở nên vô dụng trong sự kết nối giữa ...