Bài giảng giúp học viên nắm được nguồn gốc, vai trò của ngôn ngữ trong đời sống xã hội và trong nghiên cứu Dân tộc học, sự hình thành các ngữ hệ trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó có quan niệm đúng về ngôn ngữ và xây dựng ý thức, trách nhiệm bảo tồn, phát huy ngôn ngữ của dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ đề 3: Các ngữ hệ chính trên thế giới và ở Việt Nam
1
Chủ đề 3
CÁC NGỮ HỆ CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Giúp cho học viên nắm được nguồn gốc, vai trò của ngôn ngữ trong đời
sống xã hội và trong nghiên cứu Dân tộc học, sự hình thành các ngữ hệ trên
thế giới và ở Việt Nam. Từ đó có quan niệm đúng về ngôn ngữ và xây dựng ý
thức, trách nhiệm bảo tồn, phát huy ngôn ngữ của dân tộc, góp phần giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc.
Nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ.
B. NỘI DUNG
I. NGUỒN GỐC NGÔN NGỮ VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC NGỮ HỆ
II. CÁC NGỮ HỆ CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ NGUỒN GỐC TIẾNG
VIỆT.
C. THỜI GIAN
2 tiết
D. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, diễn giải, chứng minh.
Sử dụng phương tiện trình chiếu (nếu có).
Đ. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, THAM KHẢO.
Giáo trình DTH, Nxb QĐND, H2001
DTH đại cương, NxbGD, H1997.
Viện ngôn ngữ học, Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và chính
sách ngôn ngữ. Nxb KHXH, H1984
2
NỘI DUNG
I. NGUỒN GỐC NGÔN NGỮ VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC NGỮ HỆ
1. Nguồn gốc ngôn ngữ và vai trò của nó trong nghiên cứu DTH.
a. Khái niệm ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người, là vật chất được trừu
tượng hóa và là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người. Ngôn ngữ là một
phương tiện, một công cụ để con người giao tiếp, trao đổi tư tưởng và hiểu biết
nhau.
Ngôn ngữ là một hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp
chúng mà những người làm trong cùng một cộng đồng sử dụng chúng làm
phương tiện để giao tiếp với nhau (từ điển TV).
Ngôn ngữ bao gồm hệ thống phương tiện vật chất như âm thanh, từ vị,
quy tắc ngữ pháp (là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người)
Ngôn ngữ nảy sinh do nhu cầu giao tiếp, trao đổi và truyền đạt kinh
nghiệm trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt.
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là công cụ của tư duy.
Nhờ ngôn ngữ mà tư duy trừu tượng được hiện thực hóa, cụ thể hóa.
Mặt khác chính nhờ tư duy mà ngôn ngữ không chỉ là cái vỏ vô nghĩa, thuần
túy vật chất, nó mang trong mình cả yếu tố tinh thần, vì vậy ngôn ngữ không
chỉ là phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy mà còn là công cụ hoạt động
tư duy, tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành và phát triển của tư duy con
người.
Ngôn ngữ có chức năng phản ánh hiện thực khách quan, là công cụ của
tư duy, là hình thức tồn tại, phương tiện vật chất để thể hiện tư duy. Không
có khái niệm tư tưởng nào mà không được biểu hiện ra dưới dạng ngôn ngữ.
Mọi ý nghĩ, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được thể hiện ra bằng ngôn ngữ.
3
Ăngghen: “sự sản sinh ra ý tưởng, biểu tưởng và ý thức trước hết là gắn
liền trực tiếp và mật thiết với hoạt động vật chất của con người đó là ngôn
ngữ của cuộc sống”.
Ngôn ngữ là ngôn ngữ XH, mang bản chất XH, không có ngôn ngữ cá nhân.
Ngôn ngữ ra đời do nhu cầu giao tiếp của XH loài người, do đó ngôn ngữ
thuộc phạm trù lịch sử chứ không thuộc phạm trù tự nhiên, ra đời với chức
năng là phương tiện căn bản để con người giao tiếp với nhau, cho nên ngôn
ngữ bao giờ cũng là ngôn ngữ xã hội, không có ngôn ngữ cá nhân.
Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được
giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng
đồng, đó là những phong tục, tập quán, kinh nghiệm sản xuất. Thiết chế đó
chính là một tập hợp những thói quen: nói, nghe và hiểu được qua tiếp thu từ
tiếng mẹ đẻ. Đó là ngôn ngữ tộc người. tiếng nói chung của cả cộng đồng
tộc người dùng để giao tiếp với nhau.
Ngôn ngữ là hiện tượng XH đặc biệt.
Ngôn ngữ không phải chỉ là một hiện tượng XH đơn thuần mà là một
hiện tượng XH đặc biệt, thể hiện ở chỗ nó không thuộc về một kiến trúc
thượng tầng nhất định, cho nên khi một kiến trúc thượng tầng bị cơ sở hạ
tầng của nó phá vỡ thì ngôn ngữ về cơ bản không thay đổi, mà sự biến đổi đó
sẽ do nhu cầu khách quan của thực tiễn XH đòi hỏi và theo quy luật riêng của
nó.
Ngôn ngữ phục vụ toàn XH, không có tính giai cấp, nhưng trong xã hội
có giai cấp thì sự phát triển và sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn của giai
cấp thống trị.
Bản thân ngôn ngữ ra đời gắn liền với các tộc người, trên thực tế có nhiều
ngôn ngữ ra đời trước khi XH có giai cấp. Tuy nhiên khi XH có giai cấp, giai cấp
thống trị đã sử dụng ngôn ngữ một cách triệt để, nhằm phục vụ lợi ích giai cấp
mình để truyền bá tư tưởng, chủ trương, pháp luật, chính sách, đấu tranh tư
4
tưởng, lý luận. Riêng chính sách ngôn ngữ, giai cấp thống trị thường muốn đồng
hóa ngôn ngữ của các tộc người khác và bành trướng ngôn ngữ của tộc người
mình.
Lưu ý: không nên đồng nhất chức năng g ...