Danh mục

Chu kỳ của khủng hoảng tài chính thế giới & giải pháp giảm nhẹ tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 328.69 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khủng hoảng tài chính là vấn đề mang tính chu kỳ và ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới. Tần suất xảy ra khủng hoảng tài chính ngày càng thường xuyên, thời gian giữa các cuộc khủng hoảng càng rút ngắn lại. Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Việt Nam đã chịu tác động từ hai cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vào năm 1999 và 2008 với chu kỳ 10 năm. Với những diễn biến bất ổn về tình hình kinh tế chính trị thời gian gần đây, sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại ngày càng gay gắt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, khủng hoảng tài chính có nguy cơ xuất hiện và xảy ra một lần nữa. Mục đích của bài viết này nhằm chỉ ra những tác động của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước. Qua đó có thể đưa ra một số giải pháp giúp giảm nhẹ tác động từ các cú sốc gây ra do khủng hoảng tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chu kỳ của khủng hoảng tài chính thế giới & giải pháp giảm nhẹ tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam CHU KỲ CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI & GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Đính Khoa Kinh tế học - Đại học Kinh tế Quốc Dân Email: dinhnn@neu.edu.vn Tóm tắt: Khủng hoảng tài chính là vấn đề mang tính chu kỳ và ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới. Tần suất xảy ra khủng hoảng tài chính ngày càng thường xuyên, thời gian giữa các cuộc khủng hoảng càng rút ngắn lại. Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Việt Nam đã chịu tác động từ hai cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vào năm 1999 và 2008 với chu kỳ 10 năm. Với những diễn biến bất ổn về tình hình kinh tế chính trị thời gian gần đây, sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại ngày càng gay gắt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, khủng hoảng tài chính có nguy cơ xuất hiện và xảy ra một lần nữa. Mục đích của bài viết này nhằm chỉ ra những tác động của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước. Qua đó có thể đưa ra một số giải pháp giúp giảm nhẹ tác động từ các cú sốc gây ra do khủng hoảng tài chính. Từ khóa: Khủng hoảng tài chính, kinh tế, chu kỳ khủng hoảng, doanh nghiệp trong nƣớc. 1. Chu kỳ và ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính tới các nƣớc đang phát triển Trong thời gian qua đã có rất nhiều cảnh báo về khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới có thể sẽ xảy ra trong tƣơng lai gần. Những ngƣời đƣa ra cảnh báo về cuộc khủng hoảng tiếp theo đa dạng trong nhiều lĩnh vực từ nhà đầu tƣ, các nhà nghiên cứu, giám đốc các tổ chức tài chính lớn và một số các nguyên thủ quốc gia. Tại hội đồng đối ngoại Châu âu tại Paris 5/2018 ông George Soros dự báo kinh tế thế giới có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính lớn hơn nhiều lần năm 2008. Các dự báo trên đều dựa vào những thay đổi lớn của tình hình kinh tế - tài chính lớn thời gian qua, bao gồm: sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ ở phạm vi toàn thế giới, Anh rút khỏi liên minh Châu Âu (Brexit), Mỹ rút 235 khỏi hiệp định Đối tác xuyên thái bình dƣơng (TPP), Chiến tranh thƣơng mại ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, dòng vốn quốc tế đang có xu hƣớng chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi. Một yếu tố quan trọng nữa là sự nới lỏng tiền tệ của nhiều nền kinh tế có quy mô hàng đầu thế giới với mức độ lớn trong thời gian dài. Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu 2015 - 2016 của IMF cũng đƣa ra cảnh báo về nguy cơ đổ vỡ nợ và các hệ thống tài chính toàn cầu sẽ khó tránh đƣợc nguy cơ khủng hoảng lan rộng. Theo cảnh báo của IMF, BIS, WB và nhiều tổ chức khác, hệ thống tài chính toàn cầu đang đứng trƣớc nguy cơ khủng hoảng nhƣ giai đoạn 2008-2009, mà nguyên nhân và kịch bản của khủng hoảng này có phần lặp lại nhƣ 10 năm trƣớc và có liên quan đến các khoản nợ khổng lồ của các tổ chức tài chính thế giới. Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới giai đoạn 2008-2009 đến các nƣớc đang phát triển có mức độ khác nhau tùy vào các quốc gia và độ mở của nền kinh tế. Vào cuối năm 2009 tổng thu nhập của các nƣớc đang phát triển đƣợc dự đoán có thể thiệt hại lên đến 750 tỷ đô. Nghiên cứu này nhằm mục đích chỉ ra các kênh ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính đến các nƣớc đang phát triển nói chung và trƣờng hợp kinh tế Việt Nam nói riêng. 1.1. Tác động của dòng vốn tư nhân Dòng chảy của luồn vốn tƣ nhân là một kênh quan trọng mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến các nƣớc đang phát triển. Dòng vốn tƣ nhân bao gồm ba loại: vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài (FDI), vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (luồng vốn đầu tƣ vào trái phiếu và cổ phiếu) và cho vay từ các ngân hàng quốc tế. Các nghiên cứu cho thấy rằng dòng vốn đầu tƣ gián tiếp chịu tác động nặng nề nhất từ khủng hoảng tài chính quốc tế, FDI ít chịu tác động hơn, các quốc gia có tỷ lệ cho vay của các ngân hàng quốc tế cao sẽ đối mặt với sự thu hẹp của hoạt động cho vay đến từ các ngân hàng này. Ví dụ nhƣ Bangladesh chứng kiến dòng vốn ròng chảy ra tới 48 triệu đô từ tháng 7-12/2008, dòng vốn ròng chảy ra khỏi Kenya xấp xỉ 48 triệu đô vào tháng 6/2008 và 12 triệu đô vào tháng 10/2008. Nhân tố ảnh hƣởng tới luồng vốn chảy ra khác nhau tùy thuộc vào các quốc gia, ví dụ nhƣ tại Indonesia xuất hiện hiện tƣợng bán trái phiếu của chính phủ số lƣợng lớn, điều này khiến cho chính phủ và các công ty đã trì hoãn việc phát hành trái phiếu mới. Các quốc gia khác nhƣ Kenya và Nigeria phải đối mặt 236 với sự tháo chạy của dòng vốn chứng khoán, 15 tỷ đô đã đƣợc rút ra khỏi thị trƣờng chứng khoán của Nigeria bới các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào tháng 1 năm 2009, vốn hóa thị trƣờng chứng khoán đã bị giảm tới 46% trong toàn bộ năm 2008 và 67% từ tháng 3/2008 đến 3/2009. Tại Indonesia, chỉ số chứng khoán giảm 51% năm 2008, vốn hóa thị trƣờng cuối năm giảm 46,4% Hình 1: Thị trƣờng chứng khoán Nigeria 2002-2009 Nguồn: Số liệu chứng khoán Nigeria, www.ceicdata.com Luồng vốn FDI ít chịu tác động hơn từ khủng hoảng tài chính, tại Indonesia FDI vẫn tăng lên vào quý 4 năm 2008; tại Kenya FDI trong lĩnh vực thăm dò dầu khí và các dự án về năng lƣợng điện cũng nhƣ viễn thông vẫn tiếp tục tăng mặc dù khủng hoảng. Tuy nhiên, tại một số quốc gia đã có những dấu hiệu đầu tiên cho thấy nguy cơ giảm sút của FDI, Zambia đã chứng kiến sự chững lại và giảm xuống của các dự án khai khoáng. Tại Bangladesh, số lƣợng các đơn vị đăng ký đầu tƣ giảm sâu vào giai đoạn 2007-2008. Có một số quốc gia GDP giảm tƣơng đối ví dụ nhƣ ở Benin là 26% và Ghana là 16% từ 2007 đến 2008. Vốn vay từ các ngân hàng quốc tế tại quốc gia đang phát triển không bị ảnh hƣở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: