CHỦ NGHĨA KINH ĐIỂN MỚI VÀ VĂN HÓA
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 242.40 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism) là từ dùng để chỉ trào lưu tư tưởng và nghệ thuật chủ lưu ở phương Tây cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 (khoảng 1890 – 1930). Nó tiếp nối thời kì Ánh sáng của thế kỉ 18 và cuộc cách mạng Pháp 1789. Nó chủ trương chối bỏ truyền thống, chối bỏ hiện thực để thăm dò tiềm thức. Nó đi sau chủ nghĩa Tự nhiên (Naturalism) và bao gồm các khuynh hướng Tượng trưng, Ấn tượng và Suy đồi của thế kỉ 19 cùng các chủ nghĩa Dã thú,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHỦ NGHĨA KINH ĐIỂN MỚI VÀ VĂN HÓA CHỦ NGHĨA KINH ĐIỂN MỚI VÀ VĂN HÓA Frederick Turner Nguyễn Tiến Văn dịch Lời dẫn: Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism) là từ dùng để chỉ trào lưu tư tưởng và nghệ thuật chủ lưu ở phương Tây cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 (khoảng 1890 – 1930). Nó tiếp nối thời kì Ánh sáng của thế kỉ 18 và cuộc cách mạng Pháp 1789. Nó chủ trương chối bỏ truyền thống, chối bỏ hiện thực để thăm dò tiềm thức. Nó đi sau chủ nghĩa Tự nhiên (Naturalism) và bao gồm các khuynh hướng Tượng trưng, Ấn tượng và Suy đồi của thế kỉ 19 cùng các chủ nghĩa Dã thú, Lập thể, Hậu ấn tượng, Tương lai, Kiến tạo, Hình tượng cho tới Thế chiến 1 cũng như các chủ nghĩa Biểu hiện, Đađa và siêu thực sau Thế chiến 1. Đặc trưng của nó là một số tương đồng trong phong cách, dù có những dị biệt về lí thuyết. Đó là: âm nhạc vô chủ âm, hội hoạ trừu tượng và phản biểu hiện, thơ tự do, tiểu thuyết phiến đoạn và diễn tả dòng tâm thức, kiến trúc chức năng chủ nghĩa. Những nét tiêu biểu là việc sử dụng những hình thức không gian hoặc cắt dán đối lại với những hình thức tuyến tính và biểu hiện. Sau Thế chiến 2, với Tế thiêu (Holocaust), xã hội hậu kĩ nghệ và sự toàn cầu hoá về văn hoá, chủ nghĩa Hậu hiện đại (Post modernism) vừa tiếp nối vừa muốn thay thế chủ nghĩa Hiện đại trong sự nổi dậy chống trật tự, biểu hiện, chuyện kể, hệ thống, ý nghĩa. Nó có khuynh hướng về chiết trung, châm biếm, diễu cợt, tham chiếu, tự quy chiếu và tính bất định. Những trào lưu tư tưởng nền tảng của Hậu hiện đại là cấu trúc luận (structuralism), giải kết (deconstruction), và chủ nghĩa nữ quyền (feminism) nở rộ đặc biệt từ năm 1968 với phong trào thanh niên sinh viên phản đối chiến tranh tại Việt nam khắp thế giới. Sau sự sụp đổ của hệ thống Sôviết tại châu Au, từ đầu thập niên 1990 đã có những vận động của trí thức và nghệ sĩ phương Tây trong chủ nghĩa kinh điển và của những trí thức thuộc Thế giới thứ Ba trong chủ nghĩa Hậu thuộc địa kết hợp với các phong trào nữ quyền, nhân quyền, sinh thái để bảo vệ những giá trị của con người, phái tính, dân tộc, tự nhiên, khắp thế giới và suốt các truyền thống của lịch sử. Chủ chốt trong những vận động này là sự tôn trọng các giá trị tâm linh và nhân bản vĩnh hằng như chân, thiện, mĩ, và đề ra sự phục hoạt cho cả loài người sau năm thế kỉ thống trị của phương Tây. Frederick Turner là một trong những đại biểu kiệt xuất của những vận động này. Frederick Turner (sinh năm 1943 --) là giáo sư tước hiệu Những Sáng lập viên về Nghệ thuật và Nhân văn thuộc viện Đại học Texas ở Dallas, Hoa kì. Cho đến khi viết Tuyên ngôn năm 1995, ông đã là tác giả của 16 cuốn sách gồm cả thơ, phê bình và tiểu thuyết, trong đó có thể kể: 1985: Natural Classicism: Essays on Literature and Science (Ch ủ nghĩa Kinh điển Tự nhiên: Những Luận văn về Văn học và Khoa học) 1988 Genesis: an Epic Poem (Sáng thế kí: một sử thi) 1991: The New World: an Epic Poem (Thế giới Mới: một sử thi) 1991: The Rebirth of Value: Meditations on Beauty, Ecology, Religion and Education (Sự Tái sinh của Giá trị: Trầm tư về cái Đẹp, Sinh thái, Tông giáo, và Giáo dục) 1991: Beauty: the Value of Values (Cái đẹp: Giá trị của các Giá trị) 1991: Tempest, Flute, and Oz: Essays on the Future (Bão t ố, Ống tiêu và Xứ Oz: Những Luận văn về Tương lai). Từ 1995 tới nay ông chuyên tâm vào việc sáng tác thơ thuộc loại sử thi, đồng thời cũng dịch thơ Hungary qua các tác giả như Miklós Radnóti và Attila Jozsef. Ông lập gia đình năm 1966 với Chang Mei-lin (một phụ nữ gốc Hoa chủ trương một tạp chí văn học định kì) và có hai người con trai. CHỦ NGHĨA KINH ĐIỂN MỚI VÀ VĂN HOÁ (bài nói chuyện tại cuộc họp vùng Cleveland, Hội xã Philadelphia ngày 21.9.2002) Charles Jencks, nhà phê bình hậu hiện đại, gần đây mở đầu một bài viết bằng mấy từ “Cái đẹp trở lại”. Đó là một nhận xét muộn màng, nhưng trễ còn hơn chẳng bao giờ. Có một luồng gió mát thổi suốt các nghệ thuật. Nó xảy ra trên khắp trái đất và ở cả trăm ngõ ngách khác nhau của nghệ thuật và văn hoá. Luận văn này chính iếu sẽ xét đến các trường hợp ở Hoa kì và vài trường hợp ở châu Au, nhưng với mạng lưới quốc tế Internet, một thành tố mới có ý nghĩa đã nhập cuộc, và trong khi thời Phục hưng có lẽ phải mất 300 năm để phổ biến khắp châu Au và Phong trào Lãng mạn cả trăm năm mới phổ biến khắp phương Tây, bây giờ chỉ cần một hai chục năm là toàn thế giới bừng tỉnh trước sự thay đổi đang xảy ra ở khí hậu văn hoá. Điều làm cho phong trào này mang tính cách mạng chính là vì nó là một cuộc phản cách mạng, là một cuộc cách mạng chống lại cái xấu và sự hỗn mang về đạo đức – và sự ngu ngốc trí tuệ tội nghiệp – của cảnh tượng nghệ thuật đương đại. Bây giờ ai cũng biết về những đầu người bị cưa nát và phân voi và cơ quan sinh dục và việc tự cắt xẻo của phe cánh nổi giận trong nghệ thuật đương đại – đó là ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHỦ NGHĨA KINH ĐIỂN MỚI VÀ VĂN HÓA CHỦ NGHĨA KINH ĐIỂN MỚI VÀ VĂN HÓA Frederick Turner Nguyễn Tiến Văn dịch Lời dẫn: Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism) là từ dùng để chỉ trào lưu tư tưởng và nghệ thuật chủ lưu ở phương Tây cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 (khoảng 1890 – 1930). Nó tiếp nối thời kì Ánh sáng của thế kỉ 18 và cuộc cách mạng Pháp 1789. Nó chủ trương chối bỏ truyền thống, chối bỏ hiện thực để thăm dò tiềm thức. Nó đi sau chủ nghĩa Tự nhiên (Naturalism) và bao gồm các khuynh hướng Tượng trưng, Ấn tượng và Suy đồi của thế kỉ 19 cùng các chủ nghĩa Dã thú, Lập thể, Hậu ấn tượng, Tương lai, Kiến tạo, Hình tượng cho tới Thế chiến 1 cũng như các chủ nghĩa Biểu hiện, Đađa và siêu thực sau Thế chiến 1. Đặc trưng của nó là một số tương đồng trong phong cách, dù có những dị biệt về lí thuyết. Đó là: âm nhạc vô chủ âm, hội hoạ trừu tượng và phản biểu hiện, thơ tự do, tiểu thuyết phiến đoạn và diễn tả dòng tâm thức, kiến trúc chức năng chủ nghĩa. Những nét tiêu biểu là việc sử dụng những hình thức không gian hoặc cắt dán đối lại với những hình thức tuyến tính và biểu hiện. Sau Thế chiến 2, với Tế thiêu (Holocaust), xã hội hậu kĩ nghệ và sự toàn cầu hoá về văn hoá, chủ nghĩa Hậu hiện đại (Post modernism) vừa tiếp nối vừa muốn thay thế chủ nghĩa Hiện đại trong sự nổi dậy chống trật tự, biểu hiện, chuyện kể, hệ thống, ý nghĩa. Nó có khuynh hướng về chiết trung, châm biếm, diễu cợt, tham chiếu, tự quy chiếu và tính bất định. Những trào lưu tư tưởng nền tảng của Hậu hiện đại là cấu trúc luận (structuralism), giải kết (deconstruction), và chủ nghĩa nữ quyền (feminism) nở rộ đặc biệt từ năm 1968 với phong trào thanh niên sinh viên phản đối chiến tranh tại Việt nam khắp thế giới. Sau sự sụp đổ của hệ thống Sôviết tại châu Au, từ đầu thập niên 1990 đã có những vận động của trí thức và nghệ sĩ phương Tây trong chủ nghĩa kinh điển và của những trí thức thuộc Thế giới thứ Ba trong chủ nghĩa Hậu thuộc địa kết hợp với các phong trào nữ quyền, nhân quyền, sinh thái để bảo vệ những giá trị của con người, phái tính, dân tộc, tự nhiên, khắp thế giới và suốt các truyền thống của lịch sử. Chủ chốt trong những vận động này là sự tôn trọng các giá trị tâm linh và nhân bản vĩnh hằng như chân, thiện, mĩ, và đề ra sự phục hoạt cho cả loài người sau năm thế kỉ thống trị của phương Tây. Frederick Turner là một trong những đại biểu kiệt xuất của những vận động này. Frederick Turner (sinh năm 1943 --) là giáo sư tước hiệu Những Sáng lập viên về Nghệ thuật và Nhân văn thuộc viện Đại học Texas ở Dallas, Hoa kì. Cho đến khi viết Tuyên ngôn năm 1995, ông đã là tác giả của 16 cuốn sách gồm cả thơ, phê bình và tiểu thuyết, trong đó có thể kể: 1985: Natural Classicism: Essays on Literature and Science (Ch ủ nghĩa Kinh điển Tự nhiên: Những Luận văn về Văn học và Khoa học) 1988 Genesis: an Epic Poem (Sáng thế kí: một sử thi) 1991: The New World: an Epic Poem (Thế giới Mới: một sử thi) 1991: The Rebirth of Value: Meditations on Beauty, Ecology, Religion and Education (Sự Tái sinh của Giá trị: Trầm tư về cái Đẹp, Sinh thái, Tông giáo, và Giáo dục) 1991: Beauty: the Value of Values (Cái đẹp: Giá trị của các Giá trị) 1991: Tempest, Flute, and Oz: Essays on the Future (Bão t ố, Ống tiêu và Xứ Oz: Những Luận văn về Tương lai). Từ 1995 tới nay ông chuyên tâm vào việc sáng tác thơ thuộc loại sử thi, đồng thời cũng dịch thơ Hungary qua các tác giả như Miklós Radnóti và Attila Jozsef. Ông lập gia đình năm 1966 với Chang Mei-lin (một phụ nữ gốc Hoa chủ trương một tạp chí văn học định kì) và có hai người con trai. CHỦ NGHĨA KINH ĐIỂN MỚI VÀ VĂN HOÁ (bài nói chuyện tại cuộc họp vùng Cleveland, Hội xã Philadelphia ngày 21.9.2002) Charles Jencks, nhà phê bình hậu hiện đại, gần đây mở đầu một bài viết bằng mấy từ “Cái đẹp trở lại”. Đó là một nhận xét muộn màng, nhưng trễ còn hơn chẳng bao giờ. Có một luồng gió mát thổi suốt các nghệ thuật. Nó xảy ra trên khắp trái đất và ở cả trăm ngõ ngách khác nhau của nghệ thuật và văn hoá. Luận văn này chính iếu sẽ xét đến các trường hợp ở Hoa kì và vài trường hợp ở châu Au, nhưng với mạng lưới quốc tế Internet, một thành tố mới có ý nghĩa đã nhập cuộc, và trong khi thời Phục hưng có lẽ phải mất 300 năm để phổ biến khắp châu Au và Phong trào Lãng mạn cả trăm năm mới phổ biến khắp phương Tây, bây giờ chỉ cần một hai chục năm là toàn thế giới bừng tỉnh trước sự thay đổi đang xảy ra ở khí hậu văn hoá. Điều làm cho phong trào này mang tính cách mạng chính là vì nó là một cuộc phản cách mạng, là một cuộc cách mạng chống lại cái xấu và sự hỗn mang về đạo đức – và sự ngu ngốc trí tuệ tội nghiệp – của cảnh tượng nghệ thuật đương đại. Bây giờ ai cũng biết về những đầu người bị cưa nát và phân voi và cơ quan sinh dục và việc tự cắt xẻo của phe cánh nổi giận trong nghệ thuật đương đại – đó là ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa học triết học khoa học xã hội nhân văn giá trị văn hóa bản sắc văn hóaTài liệu liên quan:
-
27 trang 350 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 292 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 259 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 256 0 0 -
Tiểu luận: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á
12 trang 214 0 0 -
9 trang 208 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 207 0 0 -
12 trang 154 0 0
-
15 trang 137 0 0