![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Chủ nghĩa tư bản là gì?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ nghĩa tư bản là gì?Tác phẩm dịch DC-08Chủ nghĩa tư bản là gì?Ayn RandPhạm Đoan Trang dịch© 2010 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sáchTác phẩm dịch DC-08Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà NộiChủ nghĩa tư bản là gì?*Ayn RandPhạm Đoan Trang † dịch(Phiên bản ngày 10/11/2010)Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất thiếtphản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR.*Dịch từ nguyên bản tiếng Anh What Is Capitalism? lần đầu công bố trong Tạp chí The Objectivist Newsletters(Bản tin Khách quan luận), Số tháng 11-12/1965. In lại như Chương 1 trong Capitalism – The Unknown Ideal,Signet, 1986.†Phóng viên Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Email: doantrang2705@gmail.com.1Sự phân rã của triết học trong thế kỷ 19 và sự sụp đổ của nó trong thế kỷ 20 đã dẫn tớimột quá trình tương tự trong tiến trình khoa học hiện đại, tuy chậm hơn nhiều và ít rõ rànghơn.Ngày nay, sự phát triển cuồng nhiệt của công nghệ có một tính chất gợi nhớ về nhữngngày trước khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 xảy ra: được tạo đà từ quá khứ, dựavào những di sản chưa được công nhận của nhận thức luận Aristote, nó là một quá trình mởrộng sôi nổi, nhiệt tình, bỏ qua một thực tế là mô hình giả định của nó từ lâu đã bị thổi phồngquá mức – rằng trong lĩnh vực lý thuyết khoa học, các nhà khoa học không thể phối hợp haydiễn giải dữ liệu của chính mình, đã dại dột thúc đẩy sự hồi sinh của chủ nghĩa thần bí thờinguyên thủy. Tuy vậy, trong các ngành khoa học nhân văn, sự sụp đổ đã trôi qua, suy thoái đãbắt đầu, và sự sụp đổ của khoa học gần như là hoàn toàn.Có thể nhìn thấy bằng chứng rõ ràng nhất của việc này ở những ngành khoa học còntương đối non trẻ như tâm lý học và kinh tế chính trị. Trong tâm lý học, người ta có thể quansát nỗ lực nghiên cứu hành vi của con người mà không tham chiếu tới thực tế là con người cóý thức. Trong kinh tế chính trị, người ta có thể quan sát nỗ lực nghiên cứu và phát minh hệthống xã hội mà không tham chiếu tới con người.Chính triết học đã định nghĩa và thiết lập các tiêu chuẩn nhận thức luận để hướng dẫn trithức của con người nói chung và các khoa học cụ thể nói riêng. Kinh tế chính trị nổi lên trongthế kỷ 19, trong kỷ nguyên phân rã của triết học hậu Kant, và không có ai để mà kiểm tranhững lập luận mang tính giả thuyết (premise) hay để thách thức nền tảng của nó. Một cáchngấm ngầm, không phê phán, kinh tế chính trị mặc nhiên chấp nhận những nguyên lý cơ bảncủa chủ nghĩa tập thể như thể đó là chân lý của nó.Các nhà kinh tế chính trị - kể cả những người cổ súy cho chủ nghĩa tư bản – định nghĩamôn khoa học của họ là ngành nghiên cứu việc quản lý, hoặc định hướng, hoặc tổ chức, hoặcđiều khiển các “nguồn lực” của một “cộng đồng” hoặc một quốc gia. Bản chất của những“nguồn lực” này không được định nghĩa; quyền sở hữu của cộng đồng đối với chúng đượccoi như hiển nhiên; và mục tiêu của kinh tế chính trị được giả định là nghiên cứu xem làm thếnào để huy động những “nguồn lực” này vì “lợi ích chung”.Người ta chỉ chú ý một cách hời hợt, nếu có, đến cái thực tế là “nguồn lực” cơ bản liênquan chính là con người, con người là một thực thể có đặc tính cụ thể với những năng lực cụthể và đòi hỏi cụ thể. Con người được xem đơn giản như là một yếu tố sản xuất, cùng với đấtđai, rừng, hay mỏ - như là một trong những yếu tố ít quan trọng nhất, bởi vì nhiều nghiên cứu2đã được dành cho ảnh hưởng và chất lượng của những yếu tố khác hơn là cho vai trò hay chấtlượng của con người.Kinh tế chính trị, trong thực tế, là một khoa học bắt đầu giữa dòng: nó quan sát thấy conngười sản xuất và trao đổi, nó nghiễm nhiên coi là con người đã và sẽ luôn luôn làm như thế nó công nhận điều này là hiển nhiên, không cần cân nhắc sâu xa thêm – và nó tự xác định chomình vấn đề là phải làm thế nào để tìm ra cách tốt nhất để “cộng đồng” trừ khử những nỗ lựccá nhân.Có nhiều nguyên nhân giải thích cho quan điểm mang tính bộ lạc này về con người. Chủnghĩa vị tha là một trong số đó; và sự nổi lên ngày càng mạnh của chủ nghĩa nhà nước tronggiới trí thức của thế kỷ 20 là một nguyên nhân khác. Xét trên phương diện tâm lý học, nguyênnhân chủ yếu là do sự phân chia linh hồn–thể xác (vấn đề tri thân - ND) đã ngấm vào văn hóaÂu châu: sản xuất vật chất bị coi như một nghĩa vụ kém vinh quang, thuộc về giới hạ lưu,không quan hệ tới những mối ưu tư của trí tuệ; sản xuất vật chất là một nhiệm vụ được gáncho nô lệ hoặc nông nô kể từ khi bắt đầu nền lịch sử thành văn. Thiết chế của chủ nghĩa nô lệkéo dài dưới hình thức này hình thức khác cho mãi đến thế kỷ 19; về mặt chính trị, nó bị xóabỏ chỉ bởi sự ra đời của chủ nghĩa tư bản - về mặt chính trị chứ không phải về mặt trí tuệ.Quan niệm coi con người là một cá nhân tự do, độc lập, trái ngược một cách sâu sắc vớivăn hóa châu Âu. Sâu xa từ gốc rễ, đó là một nền văn hóa bộ lạc; trong tư duy của châu Âu,bộ lạc là một thực thể, một đơn vị, và con người chỉ là một trong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế học Nghiên cứu kinh tế Chủ nghĩa tư bản Kinh tế chính trị Thặng dư xã hộiTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 617 0 0 -
Lịch sử thăng trầm 120 năm của chủ nghĩa tư bản (1900-2020): Phần 1
261 trang 399 9 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 346 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 1
72 trang 272 0 0 -
4 trang 252 0 0
-
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 1 - TS. Vũ Kim Dung
126 trang 251 7 0 -
Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
3 trang 229 0 0 -
Đề tài báo cáo ' Xác định nhu cầu bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân văn giang - tỉnh hưng yên '
10 trang 203 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Văn Dần
133 trang 191 1 0 -
13 trang 186 0 0
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Lê Khương Ninh
45 trang 168 0 0 -
Tiểu luận: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
36 trang 163 0 0 -
Tiểu luận Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
20 trang 161 0 0 -
36 trang 156 0 0
-
Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
18 trang 155 0 0 -
28 trang 123 0 0
-
Giáo trình môn học Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp)
46 trang 122 0 0 -
Lịch sử thăng trầm 120 năm của chủ nghĩa tư bản (1900-2020): Phần 2
341 trang 119 5 0 -
Tập bài giảng môn học : Kinh tế lượng
83 trang 114 0 0 -
Tài liệu Học thuyết giá trị thặng dư
22 trang 113 0 0