Danh mục

Chữ P thứ năm ở góc nhìn nhân sự

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.25 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mô hình 4P trong marketing được mở rộng thành 7P, trong đó chữ P thứ năm có ý nghĩa là bao bì, đóng gói (package). Những ấn tượng về hình thức bên ngoài của sản phẩm có ảnh hưởng quan trọng đối với phản ứng của người mua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chữ P thứ năm ở góc nhìn nhân sự Chữ P thứ năm ở góc nhìnnhân sựMô hình 4P trong marketing được mở rộng thành 7P, trong đóchữ P thứ năm có ý nghĩa là bao bì, đóng gói (package).Những ấn tượng về hình thức bên ngoài của sản phẩm có ảnhhưởng quan trọng đối với phản ứng của người mua. Người ta cókhuynh hướng tin cậy những sản phẩm có mẫu mã đẹp hơnnhững sản phẩm được đựng trong bao bì kém phẩm chất. Trongquản trị nhân sự, nhà quản trị cũng là khách hàng của người laođộng và là đối tượng của ảnh hưởng marketing thương hiệu conngười.Đôi lúc, đấy là sự marketing vô thức, cụ thể là có khi một ngườinào đó lỡ gây ra một sai sót nhỏ nhưng bị người khác có ấntượng và “gán nhãn” dựa trên những ấn tượng đó.Ví dụ, một nhân viên mới nếu ăn mặc thiếu tề chỉnh trong ngàyđầu tiên đi làm thì rất dễ bị đánh giá là người xuềnh xoàng. Rấtcó thể ngay từ ấn tượng đầu tiên không đẹp mà các cộng sự sẽtỏ ra thiếu tôn trọng và không đánh giá cao năng lực chuyên môncủa người ấy và sự ngộ nhận đó có ảnh hưởng đến công việc lâudài của “lính mới”.Tại không ít doanh nghiệp đã xảy ravô số trường hợp mà chỉ thông quađôi ba sự kiện nhỏ nhưng có ấntượng, các nhà quản trị đánh giáthiên lệch một nhân viên và đánh giáấy có khi theo suốt quá trình hợp tácgiữa hai phía, tác động mạnh đến cách cư xử và quyết định củanhà quản trị đối với nhân viên đó.Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, mãnh tướng Lữ Bố chỉ vì bị“gán nhãn” bất trung (giết hai nghĩa phụ Đinh Nguyên và ĐổngTrác) mà phải bước vào cửa tử. Tào Tháo định tha chết cho LữBố vì đó là một tướng uy dũng kiệt xuất, nhưng cuối cùng đã treocổ Lữ Bố chỉ vì câu “chọc gậy bánh xe” của Lưu Bị là “Ngài quênĐinh Nguyên và Đổng Trác rồi ư?”.Chính Tào Tháo từng hành thích Đổng Trác nhưng lại sợ gặpphải kết cục như Đổng Trác. Người người đều biết Đổng Trácđáng chết, nhưng mấy ai đủ tự tin rằng mình không đáng chếtnhư Đổng Trác trong mắt một ai khác? Trong xã hội học, lý thuyếtgán nhãn hiệu (tiếng Anh: labeling theory) giải thích về chuyệnmột hành vi ở người này bị xem là không tốt (lệch lạc), trong khihành vi tương tự ở người khác thì lại không có vấn đề gì.Qua đó, lý thuyết này nhấn mạnh đến tính tương đối trong việcđánh giá hành vi của con người.Cũng một hành vi, người ta có thể hiểu khác nhau trong các tìnhhuống khác nhau, chẳng hạn một vị lãnh đạo say rượu trong mộtbữa tiệc cùng đồng nghiệp có thể được xem là hòa đồng hếtmình với nhân viên, nhưng cũng có thể bị chê là rượu chè bê tha,thiếu khả năng kiểm soát hành động.Trong quản trị nhân sự, dùng “đúng người đúng việc” là một yêucầu quan trọng. Tuy nhiên, đó lại là một điều không dễ dàng đốivới cả những nhà quản trị sáng suốt nhất.Trong Tam quốc diễn nghĩa, khi danh tướng Trương Phi vì sayrượu mà để mất Từ Châu vào tay Lữ Bố thì nhiều người đọc lậptức đổ hết lỗi cho Trương Phi, nhưng nếu xét cho kỹ thì đó chínhlà một thất bại trong việc dùng người của Lưu Bị.Là anh em kết nghĩa, lẽ ra Lưu Bị phải hiểu rõ năng lực và phẩmchất của người em kết nghĩa và nói theo cách của giới doanhnhân hiện đại thì vị chủ tịch hội đồng quản trị ấy đã chủ quan giaocho Trương Phi chức giám đốc điều hành (CEO), toàn quyền caiquản và quyết định “Công ty Từ Châu” trong thời gian chủ tịch đicông tác.Do quyền lực được giao quá lớn so với kinh nghiệm quản lý, tângiám đốc Trương Phi đã phạm sai lầm, khiến công ty làm ăn thấtbát và sau đó bị thâu tóm. Đó là một hệ quả tất yếu.Nguyên nhân cơ bản là Lưu Bị đã “gán nhãn” cho Trương Phi làngười được tín nhiệm, phù hợp nhất cho vị trí giám đốc điềuhành Từ Châu. Vì thế, chữ P cuối cùng của mô hình 7P trongmarketing là con người (People).Dù được xếp cuối nhưng đó lại là nhân tố quyết định sự thành bạicủa các chiến lược hoạt động, từ Product (sản phẩm), Price (giácả), Promotion (xúc tiến, khuyến mãi), Place (địa điểm),Packaging (đóng gói, bao bì) đến Positioning (định vị).Nếu chỉ nhìn nhãn hiệu (Packaging) mà bỏ quên yếu tố conngười (People) vốn phức tạp, đa diện thì nhà quản lý khó cóđược cái nhìn khách quan để ra những quyết định đúng đắn.

Tài liệu được xem nhiều: