Danh mục

Chủ trương của Đảng về tiến trình hội nhập

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 107.50 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đặt ra từ Đại hội VI (năm 1986) trên cơ sởđường lối đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và trên cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Namvới phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ trương của Đảng về tiến trình hội nhậpChủ trương của Đảng về tiến trình hội nhậpChủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đặt ra từ Đại hội VI (năm 1986) trên cơ sởđường lối đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và trên cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Namvới phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế.Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 3 (khoá VI) chỉ rõ: Việt Nam sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tácvới tất cả các nước, các công ty nước ngoài trên cơ sở cùng có lợi và không có điều kiện chính trị ràngbuộc, hạn chế đến mức thấp nhất cái giá phải trả.Đại hội VII (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội10 năm, đồng thời cũng nêu ra tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế là: Việt Nam muốn là bạn với tất cảcác nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.Cụ thể hoá đường lối Đại hội VII, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 3 (khoá VII) đã ra chuyên đềChủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá mà Đại hội VII nêu ra, đánh dấu bước khởi đầu của tiếntrình hội nhập của Việt Nam.Đại hội VIII (năm 1996) đã khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đó là xây dựng một nềnkinh tế “mở” và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 4 (khoá VIII) đã nêu nhiệm vụ cụ thể cho quá trình này là tíchcực chủ động xâm nhập và mở rộng vào thị trường quốc tế vững chắc, tích cực, khẩn trương đàmphán với Mỹ, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chứcThương mại thế giới (WTO). Có kế hoạch cụ thể để chủ động cam kết gia nhập Khu vực mậu dịchtự do ASEAN (AFTA). Như vậy, Đại hội VIII và các Nghị quyết Trung ương khoá này đã chỉ đạo tiếntrình hội nhập khẩn trương hơn.Đến Đại hội IX (năm 2001), tiếp tục khẳng định chủ trương Đại hội VIII nêu ra và đã đưa ra mộtkhẩu hiệu: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấnđấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Đồng thời, Đại hội IX nhấn mạnh: Việt Nam chủ động hộinhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tácquốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninhquốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường. Như vậy, chủ trương hội nhập kinh tế quốctế của Việt Nam từng bước được hình thành cùng với sự phát triển của đất nước.Các bước đi trong quá trình hội nhậpVề các bước đi trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, chúng ta cần xem xét đến haimặt.Đối với bên ngoài: Chúng ta đã thực hiện lần lượt các bước đi cụ thể. Đó là: Năm 1993 đã khai thôngquan hệ với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB);1/1995 gửi đơn xin gia nhập WTO (cho đến nay, chúng ta đã tiến hành được 10 phiên đàm phán đaphương và kết thúc đàm phán với 20 đối tác song phương. Tiến trình đàm phán gia nhập WTO củaViệt Nam đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Phiên đàm phán đa phương thứ 10 về việc Việt Namgia nhập WTO được tiến hành vào ngày 15/9, là phiên rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối vớiquá trình đàm phán của Việt Nam với các đối tác đa phương. Việc đạt được thỏa thuận sớm với EU,một đối tác thương mại lớn có 25 nước thành viên, đã có tác động tích cực đối với quá trình đàm pháncủa Việt Nam); ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN),đồng thời tham gia vào AFTA và Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT); 3/1996tham gia Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập; 15/6/1996 gửi đơn xin gia nhậpAPEC; 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC; năm 2000 ký Hiệp định thương mại songphương Việt - Mỹ…Đối với trong nước: Chúng ta đã làm 3 việc cơ bản: Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật, văn bảndưới luật tạo hành lang pháp lý phù hợp cho hội nhập (Ví dụ: Luật Doanh nghiệp, Luật Công ty, LuậtĐầu tư nước ngoài…); thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế, đổi mới chính sách và hệ thống kinhtế vĩ mô và cố gắng cải cách kinh tế, xây dựng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaphù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế; để thống nhất việc chỉ đạo quá trình Việt Nam hội nhậpkinh tế quốc tế, ngày 10/2/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 31/1998-TTg thành lập Uỷ banquốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Uỷ ban này có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo và điều hànhcác bộ, ban, ngành trong việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.Những kết quả đã đạt được trong tiến trình hội nhậpNước ta triển khai hội nhập kinh tế quốc tế chưa lâu, kinh nghiệm còn hạn chế nhưng cũng đã manglại những kết quả bước đầu khá khả quan. Đó là: Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đadạng hoá, đa phương hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao vớihơn 170 nước và có quan hệ kinh tế - thương mại với trên 160 nước và vùng lãnh thổ, với hầu hết cáctổ chức quốc tế, khu vực quan trọng. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: