Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960), Khu Tự trị Thái - Mèo là địa phương đầu tiên trên miền Bắc tổ chức tiếp nhận đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi. Bài viết tìm hiểu bối cảnh lịch sử và chủ trương tiếp nhận đồng bào miền xuôi của Đảng bộ Khu Tây Bắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ trương tiếp nhận đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi của Đảng bộ khu Tây BắcTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 60 - 66CHỦ TRƢƠNG TIẾP NHẬN ĐỒNG BÀO MIỀN XUÔI THAM GIAPHÁT TRIỂN KINH TẾ MIỀN NÖI CỦA ĐẢNG BỘ KHU TÂY BẮCBùi Mạnh Thắng8Trường Đại học Tây BắcTóm tắt: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960), Khu Tự trị Thái - Mèolà địa phương đầu tiên trên miền Bắc tổ chức tiếp nhận đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi.Bài viết tìm hiểu bối cảnh lịch sử và chủ trương tiếp nhận đồng bào miền xuôi của Đảng bộ Khu Tây Bắc.Từ khóa: chủ trương, đồng bào miền xuôi, kinh tế miền núi, Tây Bắc1. Mở đầuKhu Tự trị Thái - Mèo được thành lập ngày 7-5-1955, là địa bàn miền núi biên giới, đấtrộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhưng lại gặpnhiều khó khăn, nhất là tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động. Nhận thức rõ thực trạng đó,Đảng bộ Khu Tây Bắc đã chủ động tiếp thu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III vềchủ trương tổ chức đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi, khẩn trương cụthể hóa thành phương hướng của Khu Tự trị.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Bối cảnh lịch sử hình thành chủ trương của Đảng bộ Khu Tây BắcCuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) kết thúc thắng lợi, nước ViệtNam tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Trong tình hình mới, Trung ương Đảng xác định phảicủng cố vững chắc miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm chỗ dựa cho cuộcđấu tranh giải phóng miền Nam.Để củng cố miền Bắc, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với Đảng và Nhà nước phảiquan tâm tới sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa miền núi. Báo cáo chính trị tại Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960) đã khẳng định: “Xây dựng miền núi chủ yếu vàtrước hết là một vấn đề kinh tế nhằm sử dụng những khả năng dồi dào của miền núi vào việctăng cường sức mạnh kinh tế của cả miền Bắc nước ta và nâng cao mức sống của đồng bàocác dân tộc thiểu số” [5]. Đồng thời, để khắc phục khó khăn của miền núi là tình trạng đấtrộng người thưa, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng thiếu lực lượng lao động, Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ III đã quyết nghị: “Phải phân bố hợp lý sức sản xuất ở đồng bằng,trung du và miền núi, điều chỉnh sức người giữa các vùng, quy hoạch từng bước các vùngkinh tế, thực hiện sự phân công phối hợp giữa các vùng kinh tế với nhau” [5]. Chủ trương đósẽ được tiến hành trong một thời gian dài, nhưng phải bắt đầu với một tinh thần thật sựkhẩn trương.Ngày nhận bài: 8/5/2017. Ngày nhận đăng: 8/7/20178Liên lạc: Bùi Mạnh Thắng, e - mail:buithangdhtb@gmail.com60Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954), cùng với các địa phương trên miền Bắc,toàn bộ khu Tây Bắc được giải phóng. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hộitrong giai đoạn mới.Tuy nhiên, do hậu quả thống trị, bóc lột của đế quốc, phong kiến và sự tàn phá củachiến tranh, nên sau ngày hòa bình lập lại, Tây Bắc chìm trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Đờisống của đồng bào các dân tộc hết sức khó khăn. Tàn dư chế độ cũ cùng các hủ tục lạc hậucòn ảnh hưởng nặng nề trong đời sống nhân dân. Do có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượngthổ phỉ, biệt kích thám báo cùng các phần tử phản động điên cuồng chống phá cơ sở Đảng,chính quyền ở Tây Bắc. Trong khi đó, chính quyền cơ sở ở Tây Bắc còn rất non yếu, thiếu cánbộ cốt cán, nhất là cán bộ người dân tộc. Cá biệt, ở một số địa phương biên giới, chính quyềncơ sở non yếu đến mức không có khả năng tổ chức và lãnh đạo nhân dân phát triển sản xuất,xây dựng cuộc sống, ổn định xã hội. Đó là một nguy cơ mới đối với Tây Bắc.Trước tình hình trên, ngay sau khi hòa bình lập lại, Đảng, Chính phủ khẩn trương thựchiện các biện pháp “cứu đói”, “cứu rách” đối với đồng bào Tây Bắc, huy động quân đội tiễutrừ thổ phỉ, tiêu diệt các toán biệt kích thám báo, củng cố chính quyền cơ sở, giữ vững an ninhchính trị; mặt khác, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giác ngộ để nâng cao nhận thức trongđồng bào.Ngày 28-9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về việc thành lập Khu Tự trị Thái - Mèo vàvận động đồng bào các dân tộc thực hiện. Ngày 29-4-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắclệnh số 230/SL thành lập Khu Tự trị Thái - Mèo. Đến ngày 7-5-1955, Hội đồng nhân dân Khuhọp kỳ đầu tiên, công bố Sắc lệnh thành lập Khu Tự trị.Khu Tự trị Thái - Mèo là một bộ phận trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, một đơn vịhành chính của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thời điểm thành lập, Khu Tự trị gồm 16châu (Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Tuần Giáo, ThuậnChâu, Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên, Phong Thổ, Than Uyên, VănChấn), đến tháng 10-1955, lập thêm 2 châu Tủa Chùa và Mù Cang Chải, tổng cộng có 18châu. Thời kỳ 1955 - 1962, Khu Tự trị không có cấp tỉnh, hệ thống hành chính gồm 3 cấp:Khu - châu - xã. Ngày 27-10-1962, Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông quaNghị quyết đổi tên Khu Tự trị Thái - Mèo thành Khu Tự trị Tây Bắc và thành lập ba tỉnhthuộc khu, bao gồm: Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ; đổi cấp châu thành cấp huyện. Hệ thốnghành chính của Khu từ cuối năm 1962 gồm có 4 cấp: Khu - tỉnh - huyện - xã.Khu Tự trị Thái - Mèo có diện tích 36.759 km2 với tài nguyên thiên nhiên phong phú.Nhà báo Hữu Thọ đã miêu tả: “Đất đai Tây Bắc rộng. Dân số Tây Bắc có 44 vạn người nhưngrộng tới 3 vạn 6 nghìn cây số vuông, nơi thưa thớt dân cư nhất miền Bắc. Đất đai trồng trọt ởTây Bắc mới chiếm khoảng 3% diện tích cả khu. Số đất còn lại, trừ một số núi đá không nhiềulắm, còn đều có thể sử dụng để trồng trọt... Tây Bắc có nhiều đất hoang chưa khai phá. Mớichỉ tính ở một số huyện thì đất hoang có thể khai phá trồng trọt đã được 59.000 mẫu tây...”[8;9]. Có thể thấy, tiềm năng của Khu Tự trị Thái - Mèo là rất lớn. Nhưng việc phát triển kinhtế - xã hội của Khu Tự trị trong những năm đầu thập kỷ 60 khi bước vào thời kỳ cách mạng xãhội chủ nghĩa gặp nhiều khó ...