Danh mục

Chùa Kiến Sơ

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.65 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngôi chùa tọa lạc bên tả ngạn sông Đuống thuộc xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. Trải qua hơn ngàn năm, hậu thế không còn nhớ tên ban đầu của chùa, chỉ biết gọi là Kiến Sơ, với nghĩa là nơi ban đầu gặp gỡ. Ý là, từ ngôi chùa này mà có cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa thiền sư Vô Ngôn Thông với thiền sư Cảm Thành; cũng hàm nghĩa dòng thiền Vô Ngôn Thông buổi ban đầu gặp gỡ và nảy nở trên đất Việt ta chính tại đây. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chùa Kiến Sơ Chùa Kiến SơNgôi chùa tọa lạc bên tả ngạn sông Đuống thuộc xã Phù Đổng, Gia Lâm, HàNội. Trải qua hơn ngàn năm, hậu thế không còn nhớ tên ban đầu của chùa, chỉ biếtgọi là Kiến Sơ, với nghĩa là nơi ban đầu gặp gỡ. Ý là, từ ngôi chùa này mà có cuộcgặp gỡ đầu tiên giữa thiền sư Vô Ngôn Thông với thiền sư Cảm Thành; cũng hàmnghĩa dòng thiền Vô Ngôn Thông buổi ban đầu gặp gỡ và nảy nở trên đất Việt tachính tại đây.Châu thổ sông Hồng có một vùng đất cao ráo, thuộc Kinh Bắc xưa, nơi đây sớm hìnhthành những làng quê cổ kính, nổi tiếng trong lịch sử mà dân gian gọi là Tam Cổ, NgũPhù, đó là: Cổ Loa, Cổ Pháp, Cổ Bi; Phù Đổng, Phù Dực, Phù Ninh, Phù Khê, Phù Lưu.Trên vùng đất này, từ xa xưa, người Việt ta đã quần cư đông đúc, có thuận thế giao lưukinh tế, văn hóa và chính trị với Đại La (sau là Thăng Long) và những vùng đất chungquanh từ thời Hùng Vương. Do vậy, từ rất sớm, đạo Phật đã truyền bá vào hương PhùĐổng huyện Tiên Du, xứ Kinh Bắc xưa (nay là xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội). Dấu tíchđặc biệt còn lại là chùa Kiến Sơ, cổ tự tọa lạc bên tả ngạn sông Đuống (tên cổ là NậmLuống).Truyền thuyết về sự khởi đầu, chùa Kiến Sơ do ông Nguyễn Chí, một phú hào ở địaphương, bởi kính mộ đức hạnh của thiền sư Cảm Thành (? – 860), nên dùng toàn bộ điềnsản của mình tạo dựng. Để thực hiện ý nguyện, ông Nguyễn Chí mời thiền sư Cảm Thànhđến trụ trì tại chùa Kiến Sơ. Nhưng vị thiền sư từ chối. Ngay đêm hôm ấy, vị thiền sưnằm chiêm bao thấy đấng tối linh mách bảo rằng, nếu làm theo chí nguyện của ông họNguyễn thì không lâu sau sẽ có vận hội tốt đẹp. Do vậy, thiền sư Cảm Thành đã nhận lờimời, đến trụ trì ở ngôi chùa mới được tạo dựng bởi tâm ý của con người sùng mộ đạoPhật. Không lâu sau, vào năm Canh Tý 820, niên hiệu Hòa Nguyên nhà Đường, thiền sưVô Ngôn Thông, họ Trịnh, từ Trung Hoa sang, đã đến chùa Kiến Sơ. Suốt mấy năm trờingài xây mặt vào tường ngồi thiền định, thiền sư Cảm Thành cảm biết ngài không phảingười thường nên ngày đêm hầu hạ chu đáo. Cảm động trước lòng thành của thiền sưCảm Thành, một hôm, thiền sư Vô Ngôn Thông gọi ông tới trò chuyện. Thiền sư VôNgôn Thông kể cho Cảm Thành về dòng thiền Nam Tông mà ông đã được Bách ThượngHoài Hải truyền Tâm Pháp cho. Qua lời thiền sư Vô Ngôn Thông, thiền sư Cảm Thànhhiểu sâu thuyết đốn ngộ rằng, trong giây lát con người đạt được quả vị giác ngộ. Thuyếtđốn ngộ căn cứ theo quan niệm Tâm tức Phật, sự giác ngộ bản tâm là căn bản cho mọibiến cải, đó là đường lối duy nhất để chứng Đạo…Chùa Kiến SơVậy là, thiền sư Vô Ngôn Thông (? – 826) thành Tổ sáng lập thiền phái Vô Ngôn Thôngở Việt Nam. Bởi ngồi xây mặt nhìn vào bức tường khi thiền định, nên còn gọi là thiềnphái Quan Bích; và do từ chùa Kiến Sơ mà truyền pháp, nên còn được gọi là dòng thiềnKiến Sơ. Thiền phái này phát triển nhanh và có ảnh hưởng lớn đối với đời sống văn hóa,tư tưởng của các bậc đế vương triều Đinh, Lê, Lý, Trần, và ảnh hưởng sâu rộng trong đờisống dân chúng. Chùa Kiến Sơ trở thành trung tâm Phật giáo lớn của Kinh Bắc cũng nhưcủa cả nước Việt ta. Nó cùng với chùa Pháp Vân ở Luy Lâu và chùa Khai Quốc ở Đại La(sau đổi gọi là chùa Trấn Quốc, của Thăng Long), đã góp phần tạo nên sắc diện văn hóaViệt. Tín ngưỡng và những chùa, tháp thời ấy không chỉ là tôn giáo và các trung tâm tôngiáo, mà còn là văn hóa và các trung tâm văn hóa. Nhà nước Đại Việt thuở ban đầu đã cómột tầng lớp trí thức, đó là những sư, tăng. Họ giữ vai trò hướng dẫn những sinh hoạt tâmlinh, tín ngưỡng; định hướng đạo đức xã hội; và trực tiếp chăm lo nhu cầu của dân chúng,từ thuốc men chữa bệnh đến chọn đất, chọn hướng làm nhà, rồi các việc ma chay, cướixin…Qua truyền thuyết và ghi chép trong các thư tịch cổ, ta thấy, các bậc cao tăng như lànhững trí giả lớn vào cuối thế kỷ thứ X, đã lựa chọn, bồi dưỡng nhân cách, trí tuệ và tàinăng cho Lý Công Uẩn. Với việc thực hành chính pháp (sự giác ngộ bản tâm là căn bảncho mọi biến cải) và bằng pháp (sấm vĩ, phong thủy…), họ đã chuẩn bị cho Lý Công Uẩngánh vác đại sự cho dân tộc, đất nước. Truyền thuyết kể rằng, thuở thiếu thời Lý CôngUẩn thường theo học ở chùa Kiến Sơ. Thấy Lý Công Uẩn tuấn tú, tinh anh khác thường,thiền sư Đa Bảo trụ trì chùa Kiến Sơ đã nói: “Cậu bé này cốt tướng chẳng phải tầmthường, ngày sau hẳn làm vua”. Lý Công Uẩn cả sợ, thưa: “Nay Thánh đế anh minh đangtrị vì, trong nước đang yên bình, sao thầy lại nói những lời tru di như vậy”. Thiền sư ĐaBảo: “Trời định cả, người dù muốn tránh cũng chẳng được nào…”. Lúc lên ngôi, Lý TháiTổ trở về thăm chùa Kiến Sơ. Thiền sư Đa Bảo ra đón, vào tới bên cây cổ thụ, ông gọi to:“Phật tử! Người có thể làm thơ mừng đấng tân Thiên tử được không?”. Lập tức thấy trênthân cây hiện ra bốn câu kệ (dịch ý): Đức nhà vua to như trời đất/ Nhờ oai tiếng tám cõiđược yên/ Kẻ ở chốn khuất tối được nhờ ơn/ Thấm nhuần đến cả xung thiên này. Vuađọc, hiểu ngay, liền ban hiệu cho cổ thụ là Xung thiên Thần vương, lập tức những dòngchữ trên cây biến mất. Vua lại hạ chỉ sai thợ đắp tượng Thần, dung mạo thật đẹp đẽ; lạisai đắp 8 pho tượng đứng hầu…Thời gian ở ngôi (1009 – 1028), Lý Thái Tổ nhiều lần mời thiền sư Đa Bảo vào Kinh đểvấn hỏi những yếu chỉ của Thiền tông, tiếp đãi theo ân lễ trọng hậu. Cả những việc triềuchính cũng cho mời thiền sư dự bàn. Vua còn hạ chiếu chỉ cho trùng tu lớn chùa Kiến Sơ.Trải qua hơn ngàn năm, hậu thế không còn nhớ tên ban đầu của chùa, chỉ biết gọi là KiếnSơ, với nghĩa là nơi ban đầu gặp gỡ. Ý là, từ ngôi chùa này mà có cuộc gặp gỡ đầu tiêngiữa thiền sư Vô Ngôn Thông với thiền sư Cảm Thành; cũng hàm nghĩa dòng thiền VôNgôn Thông gặp gỡ buổi ban đầu và nảy nở trên đất Việt ta chính tại chùa này!Qua ngàn năm, cổ tự Kiến Sơ được trùng tu không ít lần nhưng vẫn giữ dáng vẻ cổ kính.Hiện chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý, như: đồ tế tự, hệ thống bia đá và tượng thờ, đặcbiệt là 3 pho tượng mà các chùa cổ trên đất nước ta không có: tượng thiền sư Vô NgônThông – vị Tổ sáng lập dòng thiền Vô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: