Trĩ là bệnh phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh vùng hậu môn đến khám ở khoa hậu môn học. Do bệnh ở vị trí tế nhị nên thường bệnh nhân hay ngại ngùng, đợi đến lúc bệnh tiến triển nặng mới đi điều trị. Một số trường hợp nghe theo giới thiệu của người quen tìm đến các thầy lang bôi thuốc gia truyền để rụng trĩ và đã bị nhiều hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng hoại tử tầng sinh môn hay teo hẹp hậu môn không đi tiêu được. Tuy bệnh trĩ không nguy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chữa trĩ gia truyền
Chữa trĩ gia truyền
Trĩ là bệnh phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh vùng hậu
môn đến khám ở khoa hậu môn học. Do bệnh ở vị trí tế nhị nên thường
bệnh nhân hay ngại ngùng, đợi đến lúc bệnh tiến triển nặng mới đi điều
trị. Một số trường hợp nghe theo giới thiệu của người quen tìm đến các
thầy lang bôi thuốc gia truyền để rụng trĩ và đã bị nhiều hậu quả
nghiêm trọng như nhiễm trùng hoại tử tầng sinh môn hay teo hẹp hậu
môn không đi tiêu được.
Tuy bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng là bệnh ảnh
hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Ngày nay, với những
phát hiện mới, các nhà hậu môn học đã công nhận các đám rối trĩ là trạng
thái sinh lý bình thường, tạo nên lớp đệm ở ống hậu môn, giúp kiểm soát sự
tự chủ của đại tiện. Quan niệm điều trị trĩ vì vậy cũng thay đổi, phải cố gắng
bảo tồn lớp đệm này, để tránh hiện tượng mất tự chủ khi đi cầu.
Làm sao biết bị trĩ?
Bệnh trĩ có hai triệu chứng chính là chảy máu đỏ tươi khi đi cầu và sa
búi trĩ ra ngoài hậu môn. Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường
gặp nhất. Lúc đầu xảy ra rất kín đáo, tình cờ phát hiện có máu khi nhìn vào
giấy vệ sinh hay thấy vài tia máu đỏ dính trên thỏi phân rắn. Về sau triệu
chứng sẽ rõ hơn như thấy máu nhỏ từng giọt sau khi phân rơi xuống hay
máu bắn thành tia khi rặn. Muộn hơn nữa, khi đi lại nhiều hay ngồi xổm,
máu lại chảy ra ướt quần. Với sa búi trĩ, triệu chứng thường gặp là sau khi đi
cầu thấy có một khối lồi ra ngoài hậu môn, lúc đứng lên khối sa này tự tụt
vào, càng về sau khối sa không tự vào được mà phải dùng tay đẩy vào và
cuối cùng khối sa lồi ra và không thể đẩy lên được.
Nguyên nhân của bệnh trĩ đến nay vẫn chưa được xác định chắc chắn,
tuy nhiên có những yếu tố được coi như là điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ
phát sinh như: táo bón kinh niên, hội chứng lỵ (hai yếu tố này gây ra tình
trạng rặn gắng sức lặp đi lặp lại, làm tăng áp lực lên đám rối tĩnh mạ ch trĩ và
gây tăng thể tích đám rối tĩnh mạch, tạo ra búi trĩ); tăng áp lực ổ bụng (ở
những người sau đây áp lực ổ bụng liên tục tăng, cản trở sự hồi lưu tĩnh
mạch vùng hậu môn, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện: bệnh nhân ho kéo dài
do viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản; những người thường xuyên lao
động nặng như khuân vác, đạp xíchlô…; vận động viên các môn thể thao
nặng như cử tạ, quần vợt…; những người làm công việc phải đứng lâu, ngồi
lâu như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng…); u bướu hậu môn trực tràng
và quanh hậu môn trực tràng (như ung thư trực tràng, ung thư tử cung, u xơ
tử cung…) Ngoài ra, lối sống và chế độ ăn cũng là yếu tố thuận lợi gây bệnh
trĩ (sinh hoạt, ăn uống không điều độ, ăn thức ăn nhiều gia vị, ăn cay, uống
rượu…)
Chữa sớm khỏi sợ mổ
Tuỳ mức độ bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những cách điều trị phù
hợp. Hiện nay, điều trị trĩ có ba nhóm chính sau:
Điều trị không xâm nhập: là phương pháp điều trị nội khoa bằng
thuốc. Đây là lựa chọn đầu tiên trong điều trị trĩ, áp dụng cho các trường hợp
trĩ nội độ 1 hay độ 2, chỉ có triệu chứng chảy máu là chủ yếu. Điều trị này
bao gồm chế độ ăn nhiều chất xơ, dùng thuốc điều trị hướng tĩnh mạch, sử
dụng thuốc toạ dược hay kem bôi tại chỗ, sử dụng thuốc điều trị táo bón…
Điều trị thủ thuật: có ba phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện
nay là chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su và quang đông hồng ngoại. Các
cách này áp dụng cho trĩ nội độ 1 và độ 2, một số bác sĩ còn áp dụng thắt trĩ
bằng vòng cao su cho trĩ nội độ 3 còn nhỏ. Lưu ý, điều trị bằng thủ thuật
không áp dụng trong các trường hợp trĩ có biến chứng tắc mạch, kèm theo
nứt hậu môn, viêm mủ quanh hậu môn và bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Phẫu thuật: hai phương pháp thường được áp dụng là cắt trĩ và phẫu
thuật Longo. Cắt trĩ áp dụng cho trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ hỗn hợp, trĩ tắc mạch.
Để thực hiện, các bác sĩ hay chọn cắt trĩ rời từng búi, với các phương tiện
như dao kéo mổ, laser, siêu âm, sóng radio… nhằm giúp cho cuộc mổ dễ
dàng, ít chảy má u. Thỉnh thoảng trên truyền thông, chúng ta cũng hay thấy
một số nơi quảng cáo phẫu thuật trĩ không đau với phương pháp laser,
HCPT, ZZIID…, đây không phải là phương pháp phẫu thuật mới lạ mà thực
ra cũng chỉ là phẫu thuật cắt trĩ với các phương tiện cắt như tia laser, sóng
siêu âm, sóng radio... Đối với phẫu thuật Longo, từ năm 1993, tác giả
Antonio Longo đã đề ra phương pháp sử dụng máy bấm khâu nối ruột
(Stappler) để cắt khoanh niêm mạ c trong trực tràng vùng trên búi trĩ dài
khoảng 4cm và khâu nối niêm mạc trực tràng này lại. Đoạn niêm mạc được
cắt nằm ở vùng không bị chi phối của thần kinh cảm giác nên bệnh nhân sẽ
không có cảm giác đau sau mổ như phẫu thuật cắt trĩ. Phẫu thuật Longo áp
dụng cho trĩ nội độ 3.
Các phương pháp phẫu thuật được thực hiện khi điều trị không xâm
nhập và thủ thuật thất bại. Tuy nhiên ở Việt Nam bệnh nhân thường đến
khám trễ, khi trĩ đã từ độ 3 trở lên nên không thể đ ...