Thông tin tài liệu:
Quản trị doanh nghiệp có tầm quan trọng hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp. Nhưng tại Việt Nam, hầu hết các chuẩn mực và nguyên tắc quản trị công ty trong đó có 2 chuẩn mực đặc biệt quan trọng là tính minh bạch và công bố thông tin chỉ được các doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ một phần, hoặc chưa được tuân thủ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuẩn mực quản trị doanh nghiệp chưa được coi trọngChuẩn mực quản trị doanh nghiệp chưa được coi trọng Quản trị doanh nghiệp có tầm quan trọng hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp. Nhưng tại Việt Nam, hầu hết các chuẩn mực và nguyên tắc quản trị công ty trong đó có 2 chuẩn mực đặc biệt quan trọng là tính minh bạch và công bố thông tin chỉ được các doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ một phần, hoặc chưa được tuân thủ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các doanhnghiệp Việt Nam.Trên thực tế, cơ chế quản trị của ba loại hình doanh nghiệp hiện đang tồn tại ở Việt Nam (sởhữu nhà nước, sở hữu tư nhân và đầu tư nước ngoài) có đặc điểm hoàn toàn khác nhau.Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài luôn áp dụng hệ thống quản trị của công ty mẹ từ trụ sởchính.Nói chung, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có cơ cấu quản trị chặt chẽ với mục đíchchính là phục vụ cho lợi ích của nhà đầu tư ở trụ sở chính, nhưng cũng chính vì thế, lợi ích củacổ đông thiểu số (mà trong các công ty liên doanh thì cổ đông thiểu số thường là bên ViệtNam) không được đề cao và bảo vệ hợp lý.Trong khi đó, pháp luật hiện hành liên quan đến đầu tư nước ngoài của ta chưa quy định đủ vàhợp lý các công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông thiểu số. Hơn nữa, cổ đôngthiểu số thường là doanh nghiệp Nhà nước, chỉ tham gia vào quản trị công ty thông qua ngườiđại diện, nên nguy cơ bị thiệt thòi của bên thiểu số có thể còn lớn hơn.Chế độ quản trị trong doanh nghiệp Nhà nước lại có những bất cập khác. Những người đạidiện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước chưa nhận thức đượctầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp nói chung.Vấn đề lớn nhất trong quản trị doanh nghiệp Nhà nước là mối quan hệ giữa chủ sở hữu vàngười quản lý, bắt nguồn từ việc không xác định được người chủ thực sự. doanh nghiệp Nhànước là thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước về bản chất cũng chỉ là người đại diện cho phầnsở hữu đó.Chính vì vậy, người quản lý doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm trước một nhóm chủ sởhữu cụ thể nào. Hơn nữa, chưa có thiết chế hay bộ máy để giám sát việc thực hiện các nghĩavụ của người quản lý doanh nghiệp trước quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu.Doanh nghiệp tư nhân ở nước ta thường được quản trị theo hình thức gia đình, trong đó nhữngngười chủ sở hữu đồng thời là những người trực tiếp quản lý doanh nghiệp. Trong một sốdoanh nghiệp có quy mô lớn hoặc có số lượng cổ đông lớn, xung đột giữa cổ đông đa số và cổđông thiểu số đã xảy ra, có nơi thậm chí rất nghiêm trọng.Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân ở nước ta nóiriêng và của các loại hình doanh nghiệp nói chung là tính kém minh bạch. Các quy định bắtbuộc về công khai hoá thông tin chưa được quy định đầy đủ và ngay cả những quy định hiệncó vẫn chưa được thực thi có hiệu quả.Cần có “văn hóa quản lý”Chia sẻ các kiến thức về quản trị doanh nghiệp của GE nhằm hỗ trợ sự phát triển của cácdoanh nghiệp Việt Nam, ông Colin Low, Giám đốc phụ trách khu vực Singapore, Philippines vàViệt Nam của GE cho biết: sự tuân thủ, tính minh bạch và nhất quán về “Văn hóa quản lý” lànền tảng cho tốc độ phát triển bền vững cao lên tới 8% một năm của Tập đoàn GE.Ông Colin Low khẳng định trong suốt lịch sử 129 năm của GE, khái niệm “Văn hóa tuân thủ”(Compliance Culture - tuân thủ các qui định của tập đoàn cũng như luật pháp của nước sở tại)đã được các lãnh đạo của tất cả các công ty thuộc Tập đoàn GE quán triệt và nghiêm túc thựchiện.“Văn hoá tuân thủ” này thấm nhuần không chỉ với Tổng giám đốc và Ban lãnh đạo cấp cao, màcòn rộng rãi tới tất cả các nhân viên của GE, bao gồm cả các vị trí quản lý chung và quản lýbán hàng.Kinh nghiệm về Tuân thủ của GE bao gồm:1) Xác định những mong đợi về hiệu quả công việc cho nhân viên, mục đích và mục tiêu củahọ và giám sát việc thực hiện; 2) Thường niên tiến hành đánh giá rủi ro trong phạm vi tráchnhiệm của từng cá nhân, và luôn sẵn sàng tiếp nhận phản hồi từ nhân viên; 3) Tham dự vàoHội đồng đánh giá việc Tuân thủ khi được yêu cầu; 4) Đảm bảo các quy trình luôn hoạt độngnhuần nhuyễn tại tất cả các lĩnh vực nhiều rủi ro nhất; 5) Thông tin rộng rãi và thường xuyênvề các kỳ vọng về liêm chính của tập đoàn; 6) Khuyến khích một môi trường trong đó nhân viênluôn công khai thể hiện những vấn đề được quan tâm; và 7) Thực hiện chương trình tiếp nhậnphản ánh của nhân viên trong toàn tập đoàn.Ông Low cho rằng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của GE trên toàn thế giới, và tại Việt Nam,bắt nguồn từ chính văn hóa này. Nằm trong cam kết với Chính phủ Việt Nam. Ông Low chobiết GE đã chuẩn bị để mở rộng sự có mặt tại Việt Nam, đặc biệt trong việc chia sẻ kiến thứcvề quản trị doanh nghiệp nhằm đóng góp cho một nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanhvà hỗ trợ việc đào tạo các nhà lãnh đạo sẽ đưa đất nước tiến vào thế kỷ 21.Và một hành lang pháp lýCác doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của côngtác quản trị công ty và thấy được sự cần thiết thay đổi hệ thống quản trị công ty, vì nếu khôngthay đổi thì sự đào thải của các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn trong quá trình hội nhập.Tuy nhiên, các quy định và luật lệ hiện hành ở Việt Nam chưa có đầy đủ hướng dẫn cho cácvấn đề về quản trị công ty. Thậm chí các quy định và luật lệ hiện hành về quản trị công ty ởViệt Nam cũng chưa được tuân thủ chặt chẽ. Các công ty không có đủ các hiểu biết và thôngtin về quản trị công ty, thiếu các hướng dẫn về mặt pháp lý liên quan đến quản trị.Theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệpthường hay mắc phải về quản trị hiện nay chính là việc hội đồng quản trị chưa thực hiện tốt vaitrò và chức năng của mình; không minh bạch thông tin; giao dịch với các bên liên quan và xungđột về lợi ích tiềm ẩn; ban kiểm soát ch ...