Chức năng của Hiến pháp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chức năng của Hiến pháp Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 95-100 Chức năng của Hiến pháp Nguyễn Đăng Dung** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 22 tháng 3 năm 2011 Tóm tắt. Muốn thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước sửa đổi Hiến pháp, tác giả đặt vấn đề phải hiểu đúng chức năng của Hiến pháp. Đó là vai trò của Hiến pháp trong đời sống xã hội. Bên cạnh việc giữ vai trò hòa bình trong điều kiện hiện nay, theo tác giả hiến pháp vẫn phải giữ vai trò cổ điển là giới hạn quyền lực nhà nước để bảo vệ nhân quyền. là đúng, nhưng nó sẽ không đúng trong tương lai. Mọi vật đều biến đổi không ngừng đúng như câu nói của Hecraclite, người gần như đầu tiên đề xuất ra phép biện chức tự nhiên (khoảng 530 - 470 tr.CN): Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông. Nhưng sự biến đổi đến mấy đi chăng nữa chúng vẫn giữ cái căn nguyên của chúng, dồng sông vẫn phải là một dòng sông, nếu không phải như vậy thì vấn đề đó đã biến mất và vấn đề khác đã xuất hiện… Cũng như các vấn đề khác, chức năng của Hiến pháp là vị trí vai trò của Hiến pháp trong xã hội. Mỗi một vị trí vai trò của hiến pháp bao giờ nó cũng xuất hiện trong một điều kiện hoàn cảnh nhất định. Trong một điều kiện hoàn cảnh mới thì vị trí vai trò chức năng của Hiến pháp cũng thay đổi. Nhưng cho dù thay đổi thế nào đi chăng nữa thì nó vẫn giữ cái chức năng căn bản của nó. Nếu chức năng căn bản này không còn thì nó cũng không còn là nó nữa. Lịch sử lập hiến thế giới có thể chia nhiều loại: Hiến pháp thành văn và hiến pháp bất thành văn. Đây là cách chia cổ điển nhằm để phân biệt giữa hiến pháp của Mỹ quốc thành văn và hiến pháp của Anh quốc bất thành văn, khi mà nhân loại mới chỉ có rất ít hiến pháp. Loại chia này mang tính chất Một trong những lý do quan trọng giải thích tại sao ngày nay tình trạng tham nhũng trong Chính phủ lại lan tràn ở Châu Phi là, người ta đã dành quá nhiều nỗ lực để tìm cách cứu chữa vấn đề đó hơn là để hiểu được nó.* Dele Olowu (1993, tr. 227) 1. Nhân đọc về công cuộc chống tệ nạn chống tham nhũng của Châu Phi của Dele Olowu viết trong cuốn “Governmental Corrption and Africa’s Democratization Efforts/Corruption and Reform” 1993 tr. 227, tôi cho rằng, nhận định trên không chỉ đúng cho trường hợp trên mà còn có thể đúng cho mọi trường hợp, trong đó cả công cuộc đang tiến hành sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam hiện nay. Muốn cho việc sửa đổi Hiến pháp của chúng ta thắng lợi thì trước hết chúng ta phải hiểu được những vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Một trong những vấn đề cơ bản đó là chức năng của Hiến pháp. Đây là vấn đề này cơ bản, nhưng rất tiếc rằng cho đến hiện nay nó không được nhưng nhận thức một cách thống nhất, đầy đủ và rộng rãi. Mọi sự việc, sự vật vận động biện chứng biến đổi theo thời gian: hôm nay vấn đề như vậy được hiểu như vậy ______ * ĐT: 84-904250244. E-mail: dangdung52@yahoo.com 95 96 N.Đ. Dung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 95-100 hình thức mà không nói nên nội dung của các bản hiến pháp. Sang những thế kỷ tiếp theo, loài người càng ngày càng nhận ra vai trò quan trọng của hiến pháp. Không chỉ đơn thuần là bản văn quy định hình thức cơ cấu quyền lực của một nhà nước, còn góp phần đánh giá bước phát triển của mỗi quốc gia, khẳng định tính chính đáng của nhà nước. Số lượng các nhà nước có hiến pháp tăng lên không ngừng, từ chỗ chỉ một số ít nước đến có chỗ có hàng trăm nước có hiến pháp. Khắc phục cách chia trước, người ta chia các bản hiến pháp theo nội dung thành hiến pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại. Hiến pháp cổ điển là các bản hiến pháp được thông qua từ thời ban đầu rất xa xưa của các thế kỷ trước đây, trước và trong thời kỳ của Cách mạng tư sản, thậm chí còn xa hơn nữa của các thời kỳ Trung đại và Cận đại. Hiện đại là các bản hiến pháp được thông qua ở những thế kỷ gần đây của các Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Xét về mặt nội dung các quy định của hiến pháp, thì cách chia này nói rõ chức năng của các bản hiến pháp. 2. Muốn biết được chức năng căn bản của Hiến pháp chúng ta phải lần lại lịch sử manh nha của Hiến pháp trong lịch sử. Trước hết là bản Đại Hiến chương Magna Carta 1215 và các đạo luật khác có liên quan được gọi là nguồn của Hiến pháp bất thành văn của Anh quốc: “Magna Charta (Tiếng Latinh: Magna Carta) là bản đại hiến chương của Anh quốc, được ban hành năm 1215. Nội dung của bản hiến chương này là hạn chế quyền lực của nhà vua, đồng thời thừa nhận một số quyền tự do của con người. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng thực ra Magna Charta chỉ là bản sao từ bản Hiến chương tự do của vua Henry I trước đó năm 1100 và thực tế Magna Charta ở thời trung cổ cũng không có ý nghĩa đáng kể, ngoại trừ vai trò là biểu tượng cho những khát vọng quyền lực của nhà vua phải bị giới hạn bởi Luật trong thời kỳ nội chiến ở Anh. Có nhiều tác giả còn bổ sung thêm rằng Magna Charta dù quan trọng nhưng không thể được coi là Hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại được, đó chỉ đơn thuần là một trong hàng loạt các đạo luật khởi đầu ở Anh đề cập đến việc bảo vệ quyền con người như Habeas Corpus (Luật cấm bắt giam người trái pháp luật, được Nghị viên Anh thông qua năm 1679 dưới thời vua Charles II), Petition of Right (Luật khiếu nại về quyền, được Nghị viện Anh thông qua năm 1628 qui định một người chỉ có thể bị tống giam khi có phán quyết của Tòa án hoặc lệnh bắt giữ của cơ quan hành chính [writ]), English Bill of Rights (Luật về quyền của Anh quốc được Nghị viên Anh thông qua năm 1689 qui định về quyền bầu cử Nghị viện và quyền tự do ngôn luận trong hoạt động của Nghị viên) và Act of Settlement (Luật về thiết lập trật tự, được Nghị viện thông qua năm 1701 bãi bỏ chế độ cha truyền con nối của nhà vua [Removal from the succession] ở Anh)” [1]. Hiến pháp của nước Anh là hiến pháp bất thành văn. Bất thành văn nhưng không có nghĩa là không có hiến pháp. Nước Anh vẫn có Hiến pháp nhưng là hiến pháp bất thành văn bao gồm nhiều đạo luật, nhưng những đạo luật này không được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội Bài viết về pháp luật Chức năng của Hiến pháp Bảo vệ nhân quyền Vai trò của Hiến pháp Quyền lực nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hoàn thiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của tổ chức công đoàn Việt Nam
7 trang 221 0 0 -
Đánh giá những tác động của việc thay đổi cách tính thuế đối với dịch vụ trung gian kết nối vận tải
4 trang 190 0 0 -
So sánh các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong luật hình sự Cộng hòa Pháp và luật hình sự Việt Nam
4 trang 179 0 0 -
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 178 0 0 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân làm chủ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
6 trang 178 0 0 -
Hoàn thiện quy định của Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm
6 trang 172 0 0 -
Một số quy định của luật công chứng
5 trang 160 0 0 -
Xử lý kỷ luật viên chức quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
5 trang 145 0 0 -
Một số ý kiến về tổ chức chính quyền và pháp luật áp dụng tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
6 trang 135 0 0 -
Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam
6 trang 122 0 0