Chứng biếng ăn ở trẻ: Bố mẹ cần cho con ăn đúng cách
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chứng biếng ăn ở trẻ: Bố mẹ cần cho con ăn đúng cách Chứng biếng ăn ở trẻ: Bố mẹ cần cho con ăn đúng cách Biếng ăn ở trẻ không chỉ gây thiếu hụt dinh dưỡng ngắn hạn mà còn dẫn đến các biến chứng lâu dài về sau, đặc biệt trong giai đoạn 1-5 tuổi. Tại VN, một nghiên cứu gần đây cho thấy 20-45% trẻ em 1-5 tuổi mắc phải tình trạng này. Nhân dịp sang VN, bác sĩ Benny Kerzner, chủ tịch khoa tiêu hóa và dinh dưỡng Trung tâm Y tế quốc gia về trẻ em Hoa Kỳ, giáo sư nhi khoa - khoa y Trường đại học Tổng hợp George Washington và tiến sĩ Thomas Linscheid, phó giáo sư lâm sàng nhi khoa tại Bệnh viện Đại học bang Ohio ở Columbus (Mỹ) đ ã trao đổi với Tuổi Trẻ Online thêm về vấn đề này. Tiến sĩ Linscheid cho biết: Tiến sĩ Thomas Linscheid Biếng ăn có thể hiểu nôm na là ngần ngại không muốn ăn hoặc né tránh những thức ăn mới. Việc “kén cá chọn canh” này sẽ dẫn đến trẻ không ăn đa dạng loại thức ăn và không đủ năng lượng cần thiết cho các hoạt động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ, chúng ta cần tìm hiểu, chẩn đoán chính xác, từ đó đề ra hướng điều trị phù hợp cũng như đề phòng bệnh quay trở lại. Biếng ăn có thể vì bệnh lý, y khoa... thì cần sự can thiệp của bác sĩ nhi khoa. Ví dụ trong bản thân đứa trẻ mắc phải một căn bệnh gì đó như bệnh trào ngược dạ dày, teo thực quản, ăn hay bị sặc… hoặc trẻ bị dị tật bẩm sinh vòng họng như nhai nuốt khó cũng làm trẻ biếng ăn. Các yếu tố sinh lý như sự ngon miệng, khẩu vị, các vấn đề về di truyền và ảnh hưởng từ các giai đoạn tăng trưởng cũng là nguyên nhân góp phần. Trường hợp trẻ có vấn đề về tâm sinh lý như trẻ luôn có xu hướng đấu tranh đòi tự chủ, thay đổi cảm xúc và tâm trạng, các mức độ tình cảm hoặc tương tác giữa mẹ và trẻ thì cần tham khảo ý kiến các bác sĩ tâm lý, chuyên gia về tâm thần học. Khi đánh giá tình trạng biếng ăn phải chú ý liệu trẻ đó có thiếu hụt dinh d ưỡng hay chưa. Điều trị bệnh biếng ăn cần phối hợp nhiều phương pháp hay còn gọi là đa trị liệu. Các nguyên tắc nuôi ăn: Làm thế nào đánh giá một trẻ biếng ăn đang có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng? - Tránh sự xao nhãng/mất tập trung trong khi ăn Giáo sư Benny Kerzner: Hiện nay chưa có định - Giữ thái độ trung lập nghĩa chuẩn cho chứng biếng ăn và việc đánh giá - Cho ăn để khuyến khích sự tình trạng biếng ăn cũng khác nhau rất lớn trong giới y khoa, giữa các bậc phụ huynh và các nền văn thèm ăn hóa khác nhau. Chán ăn + năng động sẽ dẫn đến trẻ - Hạn chế thời lượng bữa ăn - Thức ăn phù hợp tuổi bị thiếu hụt dinh dưỡng. - Giới thiệu thức ăn mới lạ Theo tôi, các bậc phụ huynh thường kết luận con một cách hệ thống mình biếng ăn khi thấy trẻ lắc đầu với món ăn nào - Khuyến khích tự ăn đấy. Muốn biết trẻ có bị thiếu hụt dinh dưỡng không, phụ huynh cần có biểu đồ theo dõi phát triển GS Benny Kerzner cân nặng và chiều cao của trẻ. Phụ huynh nên có cuốn nhật ký ghi lại các chế độ dinh dưỡng hằng ngày, hằng tuần. Dựa vào đó, bác sĩ mới tổng hợp hàm lượng calo rồi mới kết luận liệu trẻ có thiếu hụt dinh dưỡng hay không. Nếu trẻ ăn không hết khẩu phần nh ưng vẫn phát triển bình thường thì trẻ đó hoàn toàn khỏe mạnh. Vậy bố mẹ đóng vai trò như thế nào khi trẻ biếng ăn? TS Thomas Linscheid: Cha mẹ chính là nguồn thông tin duy nhất về tình trạng của trẻ cho các bác sĩ vì trẻ ở tuổi này chưa thể bày tỏ suy nghĩ của mình. Thứ hai, trong quá trình điều trị, quan trọng là điều chỉnh hành vi của đứa bé. Bác sĩ chỉ có thể đưa ra lời khuyên, còn cha mẹ mới là người tác động trực tiếp đến trẻ thông qua những hướng dẫn ấy. Trong mọi hoàn cảnh, cha mẹ chính là người phải thay đổi thói quen trước mới điều chỉnh đứa trẻ. Họ cần kích thích sự thèm ăn của trẻ, bữa ăn cũng không nên kéo dài quá lâu. Trẻ em VN ngày càng được chăm sóc tốt hơn cùng sự phát triển kinh tế của dất nước, điều đó có đồng nghĩa nguy cơ trẻ biếng ăn tăng lên? GS Benny Kerzner GS Benny Kerzner: Trẻ em VN đang được chăm sóc tốt hơn là điều rất tốt. Như tôi nói nguyên nhân ở trên, chứng biếng ăn phần lớn tùy thuộc vào hành vi của gia đình. Trong 20-40% trẻ bị mắc chứng biếng ăn thì chỉ một nửa là mắc bệnh thật sự. Điều quan trọng là cách cho ăn, ngoài ba bữa ăn chính, bữa ăn vặt của trẻ được áp dụng lúc 7-8 tháng, xác lập lúc 9-10 tháng. Ngạn ngữ có câu “cái đói là gia vị tốt nhất cho bữa ăn”, tôi cũng khuyên bố mẹ nên thế. Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt, uống sữa hay nước trái cây gần trước bữa ăn, điều đó sẽ làm trẻ không có sự thèm muốn với các món ăn, dẫn đến chóng chán. Tôi lưu ý là ngay với sữa chỉ là nguồn dinh dưỡng có chức ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu sức khỏe tâm lý sống nghệ thuật sống đồ dùng cho trẻ nhỏ chăm sóc trẻ nhỏ dinh dưỡng cho bé cách cho bé ăn sức khỏe trẻ emTài liệu cùng danh mục:
-
Kết quả phẫu thuật tim hở ở trẻ em dưới 5kg tại Bệnh viện Trung ương Huế
8 trang 484 0 0 -
Sử dụng Test Pep-R trong đánh giá trường hợp trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng
4 trang 391 0 0 -
Giáo trình Vệ sinh dinh dưỡng (Dành cho hệ CĐ sư phạm mầm non) - Lê Thị Mai Hoa
135 trang 305 2 0 -
3 trang 196 3 0
-
8 trang 170 0 0
-
Tình trạng viêm lợi ở trẻ em học đường Việt Nam sau hai thập niên có chương trình nha học đường
4 trang 170 0 0 -
Phương pháp phát hiện sớm tật ở mắt ở trẻ
5 trang 169 0 0 -
8 trang 169 0 0
-
8 trang 164 0 0
-
7 trang 145 0 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng Kỹ thuật ô tô điện và ô tô lai - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
165 trang 0 0 0 -
Bài giảng Tính toán thiết kế ô tô - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
153 trang 0 0 0 -
Bài kiểm tra chất lượng kiến thức hội nhập văn hóa dành cho cán bộ mới
4 trang 0 0 0 -
Bài kiểm tra chất lượng kiến thức hội nhập làm việc dành cho cán bộ mới
3 trang 0 0 0 -
21 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Đánh giá thiết kế nhà ở xã hội tại quận hà đông TP Hà Nội
144 trang 0 0 0 -
87 trang 0 0 0
-
Quyết định số 190/2019/QĐ-UBND tỉnh BìnhDương
10 trang 1 0 0 -
70 trang 1 0 0
-
Chapter 16: Monopolistic competition
78 trang 3 0 0