Danh mục

Chứng công năng giáp trạng tuyến khang tiến (bệnh GRAVES - BASEDOW)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.47 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chứng công năng giáp trạng khang tiến là bệnh lý cường giáp trạng.Triệu chứng chủ yếu là: tuyến giáp tăng cường chức năng gây nhiễm độc nội tiết tố giáp trạng, lồi mắt, run tay và các dấu hiệu đặc biệt về da. Trước đây, người ta cho rằng: do rối loạn trục trung não dưới đồi tuyến yên và giáp trạng. Hậu quả là cường tiết TSH, cường tiết thyroxin. Nhân tố khởi phát thường là căng thẳng (stress). Ngày nay, nhờ phương pháp radio - immuno để định lượng TSH trong các giai đoạn hoạt động của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chứng công năng giáp trạng tuyến khang tiến (bệnh GRAVES - BASEDOW) Chứng công năng giáp trạng tuyến khang tiến (bệnh GRAVES - BASEDOW) 1. Đại cương: 1.1. Theo quan niệm của YHHĐ: Chứng công năng giáp trạng khang tiến là bệnh lý cường giáp trạng.Triệu chứng chủ yếu là: tuyến giáp tăng cường chức năng gây nhiễm độc nội tiết tố giáp trạng, lồi mắt, run tay và các dấu hiệu đặc biệt về da. Trước đây, người ta cho rằng: do rối loạn trục trung não dưới đồi tuyến yên và giáp trạng. Hậu quả là cường tiết TSH, cường tiết thyroxin. Nhân tố khởi phát thường là căng thẳng (stress). Ngày nay, nhờ phương pháp radio - immuno để định lượng TSH trong các giai đoạn hoạt động của bệnh, người ta không thấy TSH tăng. Trong huyết thanh người bị bệnh Basedow, chất kích thích giáp trạng th ường xuyên thấy. Đó là chất LATS (long acting thyroid stimulator). Bản chất của LATS là một globulin, là một yếu tố bất thường không chịu kiểm soát của tuyến yên và hạ não. Người ta đã phân lập được trong huyết thanh người bị Basedow loại IgG- chất này được gọi là globulin kích giáp trạng (thyroid stimulating immuno globulin - TSI). Quan niệm của YHHĐ cho rằng: bệnh Basedow có liên quan đến bệnh tự miễn. Bệnh Basedow khác với bướu lành tính tuyến giáp bởi 2 tác dụng khác nhau của TSH. Trong bướu chỉ thấy loại kích thích tăng trưởng tế bào, không thấy loại tác dụng tăng tổng hợp hormon giáp trạng. 1.2. Chẩn đoán xác định. Dựa vào các hội chứng: - Hội chứng cường chức năng giáp trạng trên cơ sở một bướu giáp lan toả, các xét nghiệm chứng tỏ cường giáp, (xác định độ tập trung I 131). - Hội chứng mắt: lồi mắt cả 2 bên, bên có bướu lồi nhiều hơn (xác định độ lồi mắt bằng thước đo độ lồi của Hertel). - T3, T4 tăng; ISI tăng, TSH giảm có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán sớm cường năng giáp trạng - Basedow. 1.3. Theo Y học Cổ truyền. Thường dựa vào triệu chứng lâm sàng, Y học cổ truyền qui về các phạm trù “trung tiêu, can uất, can hoả”. Bệnh liên quan chủ yếu đến nhân tố tình chí và thể chất. Tình chí căng thẳng, uất ức kéo dài, dẫn đến can khí uất kết, can uất tắc khí trệ. Khí trệ nên tân dịch không vận hành được mà ngưng kết thành đàm, hoặc khí uất lâu ngày hóa hoả, hoả trưng tân thành đàm; hoặc bản âm hư, âm hư hoả vượng, luyện dịch thành đàm ngưng, tụ kết ở trước cổ, khí - huyết vận hành không thông, huyết mạch ứ trở mà thành khí uất, đàm ngưng, huyết ứ, can uất hóa hoả đều có thể tổn thương phần âm của tâm can, hư hoả thượng long tâm thần. Tất cả các nguyên nhân trên có thể gây tâm thần bất định (hốt hoảng), can hoả phạm vị, vị âm bị can thành chứng hậu vị nhiệt tiểu cốc, can hoả phạm vị, tỳ mất kiện vận, can âm bất túc, hạ thấp thận âm, can thận âm hư, thủy bất dưỡng mộc, xuất hiện dương cang phong động. Nếu như thế chắc người bệnh sẵn có âm h ư; sau đẻ khí âm đều hao, hoặc thời kỳ phát dục bổ nhũ dễ hao thương âm huyết. Vì vậy, bệnh hay gặp ở tuổi trẻ, ở nữ thanh niên nhiều hơn nam. Mặt khác, âm hư lâu ngày, âm tổn cập dương thành âm - dương lưỡng hư. Tóm lại, bệnh trong thời kỳ đầu chủ yếu biểu hiện khí uất, can hoả đ àm ngưng, huyết ứ đều thuộc thực chứng. Thời kỳ giữa xuất hiện chứng trạng hư thực thác tạp. Thời kỳ cuối thường lụy cập đến can thận, tâm tỳ, biểu hiện hư chứng là chính. 2. biện chứng phương trị: 2.1. Thể khí uất, đàm ngưng. Cổ to lan rộng, uất ức, hay cáu gắt, giận dữ, ngực bĩ khí đoản, phiền táo thất miên, ăn uống giảm, nôn khan hay buồn nôn, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền hoặc huyền hoạt. Thường gặp thể này trong thời kỳ đầu của bệnh. - Phương điều trị: lý khí giải uất- hóa đàm, tiêu u. - Phương thuốc: tứ hải thư uất hoàn hoá. Hải cảo Hải đới 12g 12g Hải cáp phấn Trần bì 12g 10g Uất kim Hải phiêu tiêu 10g 10g Côn bố 10g - Gia giảm: Ngực tức, sườn đau thì gia thêm: sài hồ, uất kim, hương phụ đều 10g. Buồn nôn hoặc nôn khan thì gia thêm: bán hạ, sinh khương đều 12g. Bụng chướng, tiện lỏng thì gia thêm: hoài sơn 30g, biển đậu 10g. Bướu giáp sưng to lan toả, tương đối chắc thì gia thêm: hoàng dược tử 10g. 2.2.Thể đàm ứ phối kết. Vùng cổ xuất hiện nề, sưng to, thở vướng, khó nuốt, âm thanh trở ngại, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhờn, mạch huyền hoặc sáp . - Phương điều trị: lý khí - hoạt huyết - hóa ứ - tiêu u. - Phương thuốc: Hải cảo ngọc Xuyên bối mẫu 10g 10g Côn bố 10g Xuyên khung 10g Pháp bán hạ Tam lăng 10g 10g Đương qui Hải đới ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: