Danh mục

Chứng Khó Tiêu (Dyspepsia)

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.93 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chứng khó tiêu gặp ở khoảng 25% dân số. Bệnh kéo dài và thường hay tái phát, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng lao động.Theo tiêu chuẩn Rome II : Khó tiêu (KT) được định nghĩa là đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị. Triệu chứng khó chịu này đi kèm với đầy bụng, đầy hơi, buồn nôn, ăn mau no. Bệnh nhân KT có thể bị ợ nóng sau, đau rát sau xương ức, nhưng nếu ợ nóng là triệu chứng nổi bật thì nên nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản(GERD)....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chứng Khó Tiêu (Dyspepsia) Chứng Khó Tiêu (Dyspepsia)Chứng khó tiêu gặp ở khoảng 25% dân số. Bệnh kéo dài và thường hay tái phát,ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng lao động.Theo tiêu chuẩn Rome II : Khó tiêu (KT) được định nghĩa là đau hoặc khó chịu ởvùng thượng vị. Triệu chứng khó chịu này đi kèm với đầy bụng, đầy hơi, buồnnôn, ăn mau no. Bệnh nhân KT có thể bị ợ nóng sau, đau rát sau xương ức, nhưngnếu ợ nóng là triệu chứng nổi bật thì nên nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thựcquản(GERD).I-Nguyên NhânNguyên nhân chỉ được tìm thấy ở < 40% bệnh nhân khó tiêu đến khám, thường làdo viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Đa số trường hợpcòn lại thường không tìm thấy nguyên nhân.A.Không dung nạp thực phẩmChưa chứng minh được các chất gia vị, cà fê hoặc bia rượu là nguyên nhân gâykhó tiêu. Các cơ chế sau đây có thể gây không dung nạp thực phẩm: niêm mạc bịkích thích, ổ loét bị kích thích, căng trướng dạ dày quá mức, thay đổi tốc độ tốngxuất thức ăn khỏi dạ dày, khí được tạo ra nhiều trong dạ dày, kém hấp thu, dị ứngthức ăn, không dung nạp lactose.B.Không dung nạp thuốc10-25% bệnh nhân dùng aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid(NSAIDs) kéo dài sẽ bị khó tiêu. Một số thuốc khác như viên Kali, viên sắt, khángsinh (nhất là các macrolides, sulfonamides, imidazole, quinolones), digitalis,glucocorticoids, gemfibrozil, các fibrates, thuốc ngủ, estrogen, thuốc ngừa thaiuống, theophylline, sildenafil, acarbose, levodopa, vitamin C liều cao v.v. cũng cóthể gây KTCN.C.Viêm loét dạ dày tá tràngHầu như tất cả bệnh nhân viêm loét dạ dày đều bị khó tiêu (KT), nhưng ngược lạiđa số bệnh nhân KT lại không bị viêm loét. Cần lưu ý loại trừ viêm loét dạ dàytrước khi khám một bệnh nhân KT. Tần suất loét dạ dày tá tràng tăng lên ở ngườitrên 40t, nhiễm H.pylori, đang dùng NSAID, khó tiêu về đêm, cơn đau giảm saukhi ăn hoặc uống thuốc kháng acid, có tiền sử loét tiêu hoá, nam giới, hút thuốc lá.Tần suất loét dạ dày tá tràng chỉ là 5-15% ở những bệnh nhân KT. Nếu khôngnhiễm H.pylori và không dùng NSAIDs thì tần suất loét là 1%.D.Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD)Khoảng 30% bệnh nhân khó tiêu có các triệu chứng của trào ngược. Khoảng 5-15% bệnh nhân KT có dấu hiệu viêm thực quản qua chẩn đoán nội soi (nội soithường bỏ sót trong những trường hợp trào ngược thực quản không kèm thươngtổn trợt=nonerosive-GERD).50% bệnh nhân GERD có thêm triệu chứng khó tiêu ngoài triệu chứng ợ nóng.20% bệnh nhân bị GERD nhưng không có triệu chứng ợ nóng hay ợ chua.E.Ung thư thực quản, dạ dày1-3% bệnh nhân khó tiêu trên 45 tuổi được chẩn đoán là ung thư qua nội soi. Đasố ung thư đã ở giai đoạn xâm lấn, và F.Các rối loạn ở đường mật và tuyến tụyTriệu chứng là cơn đau quặn mật điển hình. Sỏi mật không gây khó tiêu. Cơn đautrong bệnh lý tụy cũng có thể gây nhầm lẫn với chứng khó tiêu, nhưng thường cóthêm các triệu chứng gợi ý như vàng da, đặc điểm của cơn đau, sụt cân, chán ăn.G.Bệnh hệ thốngThiếu máu cơ tim có thể gây đau ở thượng vị. Có thai, suy thận, cường hoặcnhược giáp, suy thượng thận, và cường tuyến cận giáp cũng có thể gây KT.H.Các bệnh đường tiêu hóa khácNhiễm Giardia lamblia, Strongyloides stercoralis có thể gây KT. KT c òn gặp trongliệt dạ dày (gastroparesis) do tiểu đường, do xơ cứng bì, do cắt dây thần kinh X,do cắt dạ dày, sau nhiễm siêu vi, hoặc KT vô căn.Xoắn dạ dày, bệnh celiac, bệnh Crohn, lymphoma, lao, giang mai, nấm, các h ìnhthái viêm dạ dày, thiếu máu mạc treo cũng có thể gây KT.I.Khó tiêu chức năngKhoảng 50-70% bệnh nhân khó tiêu mạn tính (ít nhất 12 tuần) qua nội soi khôngtìm thấy có tổn thương (mặc dù có thể sẽ tìm ra nguyên nhân thực thể với cácphương tiện chẩn đoán khác). Những bệnh nhân này được chẩn đoán là “khó tiêuchức năng” hoặc “khó tiêu không loét”. Đây là nhóm bệnh nhân khó điều trị. Khótiêu chức năng (KTCN) là một chẩn đoán lọai trừ . KTCN ảnh hưởng nhiều đếnchất lượng cuộc sống.Sinh lý bệnh của KTCN chưa được hiểu biết rõ ràng. Nhiều bệnh nhân có các triệuchứng chồng lấp lên các triệu chứng của ợ nóng, IBS, đau ngực không do tim. 2/3bệnh nhân IBS có KTCN, và ngược lại 2/3 bệnh nhân KTCN có triệu chứng củaIBS. Ngoài ra còn một số bệnh nhân có các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa nhưnhức đầu migraine, triệu chứng về đường niệu, sinh dục… Người ta đã đưa ra cácgiả thiết sau đây:-Bất thường vận động dạ dày tá tràng:60% bệnh nhân KTCN có bất thường này, bao gồm:* Chậm làm rỗng dạ dày* Sức chứa của dạ dày giảm* Bất thường về điện cơ* Tăng độ nhạy cảm của các nội tạng-Nhiễm Helicobacter pylori:Tần suất nhiễm H.pylori ở những bệnh nhân KTCN tương đương với dân số chung(20-50%). 2/3 bệnh nhân nhiễm H.pylori có KTCN, nhưng khi diệt xong H.pylorithì chỉ 8% hết triệu chứng khó tiêu mà thôi.Nhiễm H.pylori mạn gặp ở >80% b ...

Tài liệu được xem nhiều: