Danh mục

Chứng khoán chống lạm phát (Inflation-protected securities)

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 89.28 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chứng khoán chống lạm phát là một hình thức đầu tư mang lại thu nhập cố định, đảm bảo được tỉ lệ thu nhập thực tế cho người đầu tư. Tỉ lệ thu nhập thực tế là thu nhập danh nghĩa sau khi đã trừ đi tỉ lệlạm phát, vì vậy người đầu tư được bảo vệ trước những tác động của lạm phát. Các chứng khoán này thường do chính phủ phát hành, vd trái phiếu chính phủ ngừa lạm phát TIPS (Treasury inflation-protected securities), tuy nhiên các công ty tư cũng có thể phát hành loại chứng khoán...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chứng khoán chống lạm phát (Inflation-protected securities) Chứng khoán chống lạm phát (Inflation-protected securities) Chứng khoán chống lạm phát là một hình thức đầu tư mang lại thu nhập cố định, đảm bảo được tỉ lệ thu nhập thực tế cho người đầu tư. Tỉ lệ thu nhập thực tế là thu nhập danh nghĩa sau khi đã trừ đi tỉ lệlạm phát, vì vậy người đầu tư được bảo vệ trước những tác động của lạm phát. Các chứng khoán này thường do chính phủ phát hành, vd trái phiếu chính phủ ngừa lạm phát TIPS (Treasury inflation-protected securities), tuy nhiên các công ty tư cũng có thể phát hành loại chứng khoán này. Các nhà đầu tư thường chỉ chú ý đến tỉ lệ thu nhập danh nghĩa trên mỗi đầu tư của mình, trong khi đó thì tỉ lệ thu nhập thực tế mới thực sự là vấn đề. Khi xây dựng mộtdanh mục đầu tư, các nhà đầu tư nên chú trọng đến việc làm tăng thu nhập từ các khoản mục đầu tư và điều chỉnh giảm rủi ro, để làm được như vậy thì cần phải tìm kiếm các lớp tài sản không có mối liên hệ với nhau. Kể từ những năm 80 chứng khoán ngừa lạm phát đã từng bước được phát triển ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Chưa có một loại chứng khoán nào lại dựa trên sự điều chỉnh rủi ro lớn như chứng khoán IPS. Khi bạn mua một chứng khoán thông thường, bạn sẽ biết được số tiền danh nghĩa mà mình sẽ nhận được vào ngày chứng khoán đó đáo hạn. Tuy nhiên bạn sẽ không biết được thu nhập thực tế của mình vì bạn không biết mức lạm phát là bao nhiêu trong suốt thời hạn của chứng khoán đó. Nhưng với IPS thì ngược lại. Thay vì đảm bảo thu nhập danh nghĩa cho bạn, IPS đảm bảo mang lại cho bạn thu nhập thực tế. IPS cũng có cấu trúc tương tự các trái phiếu thông thường, sự khác biệt chủ yếu là cơ cấu trả lãi của IPS gồm 2 phần. Gồm lãi sinh ra do lạm phát trong suốt thời hạn của chứng khoán và toàn bộ lãi gốc được trả vào ngày chứng khoán đáo hạn. Việc thanh toán IPS coupon thường dựa trên tỉ lệ lãi suất thực tế. Vì thế các IPS coupon có xu hướng sẽ có giá trị thấp hơn so với các coupon của chứng khoán thường. IPS coupon thanh toán dựa trên tiền gốc đã có tính lạm phát thay vì tính trên tiền gốc danh nghĩa như các chứng khoán khác. Do đó cả gốc và lãi đều được bảo vệ trước lạm phát. Ta có thể quan sát bảng thanh toán coupon như sau để hiểu: Thời hạn: 1 năm Tiền gốc (Principle) $ 1.000 Tỉ lệ lạm phát 4% Lãi tích luỹ do lạm phát $ 40 Tiền gốc vào cuối kì hạn $ 1.040 Tỉ lệ lãi suất thực tế 3% Tiền lãi $ 31 (=1.040x3%) Tổng thu nhập $ 7.1 (=40+31) 7.1% Việc mua IPS thay vì mua trái phiếu thường phụ thuộc vào dự báo của thị trường về lạm phát và khả năng dự báo đó thành hiện thực. Việc lãi suất tăng cao không có nghĩa là IPS sẽ tốt hơn trái phiếu thường. Mức độ hấp dẫn của IPS còn phụ thuộc vào mức giá của nó so với trái phiếu thường. Ví dụ, Nếu IPS có lãi suất thực tế là 3% so với trái phiếu thường có lãi suất danh nghĩa 7%. Nếu như mức lạm phát tính đến thời điểm trái phiếu đáo hạn đạt mức trung bình là 4% thì hai trái phiếu này có mức hấp dẫn tương đương nhau. Và mức lạm phát 4% khi đó được gọi là tỉ lệ lạm phát ngang giá (break-even inflation rate)

Tài liệu được xem nhiều: