Danh mục

Chứng lãng quên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 248.64 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lãng quên là dấu hiệu của rối loạn trí nhớ rất hay gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Rối loạn trí nhớ đáng lưu ý nhất là hiện tượng suy giảm trí nhớ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của NCT. Vì vậy, cần tìm mọi biện pháp để khắc phục rối loạn trí nhớ cho NCT. Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm rối loạn trí nhớ, trong đó do hệ thần kinh trung ương đóng vai trò quan trọng nhất. Rối loạn trí nhớ là bệnh diễn ra khá phổ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chứng lãng quênChứng lãng quênLãng quên là dấu hiệu của rối loạn trí nhớ rất hay gặp ở người trưởng thành, đặcbiệt là người cao tuổi (NCT). Rối loạn trí nhớ đáng lưu ý nhất là hiện tượng suygiảm trí nhớ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của NCT. Vì vậy, cần tìmmọi biện pháp để khắc phục rối loạn trí nhớ cho NCT.Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm rối loạn trí nhớ, trong đó do hệ thần kinhtrung ương đóng vai trò quan trọng nhất. Rối loạn trí nhớ là bệnh diễn ra khá phổbiến hiện nay, đặc biệt đối với những NCT.Thường xuyên vận động cơ thể, khí huyết lưu thông, tinh thần sản khoái thì sự lãohóa sẽ diễn ra chậm hơnLý do gây rối loạn trí nhớNguyên nhân gây rối loạn trí nhớ có thể do sự lão hóa nhanh của các tế bào thầnkinh, do môi trường sống, stress, rối loạn giấc ngủ… Rối loạn trí nhớ biểu hiệnnhiều trạng thái khác nhau, trong đó hay gặp nhất là lãng quên.Các nghiên cứu đã cho thấy cấu tạo của hệ thần kinh trung ương (não bộ) của conngười từ lúc sinh ra đã có khoảng từ 15 - 20 tỉ tế bào nơron thần kinh (tế bào thầnkinh trung ương) và từ 20 tuổi trở đi chúng cứ mất dần hàng ngày (từ 3 đến 5 vạnnơron thần kinh), chưa kể đến khi có bệnh tật và các lý do khác tác động ảnhhưởng đến não bộ. Sự lão hóa dần dần các tế bào thần kinh trung ương song hànhvới các chức năng của chúng, trong đó ảnh hưởng đến trí nhớ gây lãng quên củacon người.Có nhiều lý do làm cho hệ thần kinh trung ương bị lão hóa nhưng trong đó hiệntượng xơ hóa mạch nuôi dưỡng não bộ đóng một vai trò quan trọng nhất. Tổ chứcthần kinh trung ương cũng giống như bao tổ chức cơ thể khác là luôn cần sự nuôidưỡng một cách liên tục không gián đoạn. Trong khi đó, khi tuổi càng cao thì sựxơ hóa các mạch máu càng nhiều làm cho lượng máu đến não càng bị suy giảm vàkhi lượng máu đến tổ chức não càng ít đi thì chúng bị xơ hóa càng nhiều. Vì vậy,hầu hết NCT khi tuổi càng cao thì chứng lãng quên càng thể hiện rõ rệt.Trong thực tế, ở tuổi trưởng thành cũng đã gặp phải chứng lãng quên nhưng khôngmang tính chất thường xuyên, ví dụ có một số người trước khi ra khỏi nhà đã khóacửa nhưng đến cơ quan lại băn khoăn không nhớ là mình đã khóa cửa hay chưa,nhiều lúc không yên tâm nên phải quay lại để kiểm tra. Lãng quên ở những NCTcó tuổi cao, sức yếu, thường được gọi “lẫn”. Một số trường hợp thấy người quenvui mừng khôn xiết nhưng không tài nào nhớ được tên. Thậm chí họ quên cả têncon mình, cháu mình mà thường ngày vẫn ngồi chung mâm với nhau. Để ám chỉ sựsa sút trí tuệ ở NCT gây lãng quên là câu nói “ăn rồi, bảo chưa” đã có từ lâu. Cũngcó những NCT vẫn nhớ rất kỹ từng việc nhưng không còn khả năng sắp xếp lại trậttự cho thích hợp với không gian và thời gian, cho nên suy nghĩ hoặc nói năng lộnxộn giữa việc trước việc sau, việc này với việc khác, khiến cho người nghe khóbiết được họ định nói gì với mình. Một số NCT thường nói hay kể một câu chuyệnhoặc một sự kiện nào đó lặp đi lặp lại nhiều lần mà bản thân họ cứ tưởng là mới kể(nói) lần đầu.Có thể khắc phục chứng lãng quên được không?Chống lại sự lão hóa là một việc làm khá khó khăn nhưng không có nghĩa là khôngkhắc phục được. Nếu không khắc phục một cách toàn diện thì có thể khắc phụctừng hiện tượng. Việc làm này phải có sự kết hợp đồng bộ giữa NCT và các thànhviên khác (gia đình, xã hội).Cải thiện lối sống, sinh hoạt hàng ngày, tránh căng thẳng thần kinh đóng một vaitrò cực kỳ quan trọng trong việc đẩy lùi lão hóa. Dù đã nghỉ làm việc ở cơ quannhưng trong gia đình cũng nên tự sắp đặt công việc hàng ngày cho hợp lý và nêncó lịch trình cụ thể cho từng khoảng thời gian trong ngày. Nên tập cho mình thóiquen làm việc đúng giờ giấc, mọi sinh hoạt cá nhân nên theo một tuần tự và khôngnên đảo lộn quá nhiều trong mỗi một ngày. Và trong gia đình không nên để các đồdùng, vật dụng lộn xộn để dễ tìm, tránh nhầm lẫn vị trí. Nên luôn luôn lạc quan yêuđời, tránh buồn chán, tránh cô đơn. Vì vậy, cần có thời gian giải trí như đọc sáchbáo, xem TV, chăm sóc cây cảnh, ngắm cá bơi, đi đến câu lạc bộ chơi các môn thểthao mà mình ưa thích nhằm tập thể dục cho trí não.Hàng ngày cần có giấc ngủ tốt để thư giãn thần kinh một cách hữu hiệu, vì vậy,không nên thức khuya, mỗi tối nên ngủ khoảng 6 - 7 giờ là đủ; buổi trưa nên ngủ ítnhất 1 giờ.Bên cạnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì chế độ ăn, uống cũng không kém phần quantrọng trong việc đẩy lùi lão hóa. Vì vậy, nên có chế độ ăn, uống thích hợp để hạnchế lão hóa. Cần ăn, uống đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể giúp duy trì hoạt độngbình thường của cơ thể ngay cả ở người tuổi cao. Theo các nhà khoa học, dinhdưỡng chính là “vũ khí” giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật, trong đó có rối loạn trínhớ, lãng quên. Chế độ ăn hàng ngày cần thiết đủ chất, lượng và có sự cân xứnggiữa đạm, đường và mỡ. Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày nên sử dụng dầu thựcvật, nhất là dầu lạc, dầu vừng (mè). Nếu có điều kiện thì dùng dầu ôliu bởi trongcác loại dầu này có các chất kháng viêm, phòng ngừa bệnh xơ hóa động mạch do ...

Tài liệu được xem nhiều: