Danh mục

CHUNG QUANH KHÁI NIỆM TẦM ĐÓN NHẬN CỦA H. JAUSS

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.87 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tìm hiểu lý thuyết tiếp nhận văn chương hiện đại, cố nhiên phải tiếp cận với một trong những khái niệm then chốt là tầm đón nhận (erwahrtungshorizont) mà có người dịch là tầm đón đợi, chân trời đón đợi, hay tầm kỳ vọng. Đây là thuật ngữ được nhà Mỹ học tiếp nhận người Đức H. Jauss tiếp thu từ K. Mannheim trong cuốn sách được nhà nghiên cứu này công bố vào năm 1958.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHUNG QUANH KHÁI NIỆM TẦM ĐÓN NHẬN CỦA H. JAUSS CHUNG QUANH KHÁI NIỆM TẦM ĐÓN NHẬN CỦA H. JAUSS PGS.TS. Phạ m Quang Trung Tìm hiểu lý thuyết tiếp nhận văn chương hiện đại, cố nhiên phải tiếp cận với một trong những khái niệm then chốt là tầm đón nhận (erwahrtungshorizont) mà có người dịch là tầm đón đợi, chân trời đón đợi, hay tầm kỳ vọng. Đây là thuật ngữ được nhà Mỹ học tiếp nhận người Đức H. Jauss tiếp thu từ K. Mannheim trong cuốn sách được nhà nghiên cứu này công bố vào năm 1958. Nhưng phải thấy là H. Jauss đã phát triển và mở rộng thêm nhiều. 1. Cách hiểu khái niệm “tầm đón nhận” Như nhiều người đã biết, cùng với W. Iser, H. Jauss là một trong những têntuổi nổi bật nhất của Trường phái mỹ học tiếp nhận Konstanz. Khái niệm tầm đónnhận được ông xem là một trong những khái niệm nền tảng cho học thuyết củamình hiện tồn tại nhiều cách giải thích và cách hiểu có phần khác nhau. Nhànghiên cứu Phương Lựu giảng giải: “… Ông (H. Jauss) sử dụng với hàm nghĩa lànhững nhu cầu và trình độ thưởng thức kết tinh từ kinh nghiệm sống, hứng thú, lýtưởng của mỗi một người đọc” (1, tr.545). Trong khi nhà nghiên cứu Nguyễn VănDân lại viết: “Khái niệm công cụ cơ bản của Jauss là khái niệm “tầm đón nhận”của công chúng độc giả, tức là trình độ kiến thức văn hóa – văn học của côngchúng” (2, tr.56). Có lần, ông đã dẫn ý kiến giải thích khái niệm “tầm đón nhận”của H. Jauss như sau: Nó bao gồm “một tập hợp các quy chuẩn thẩm mỹ có thể táilập được của một công chúng văn học xác định, nó có thể và cần phải điều chỉnhđược về mặt xã hội học tùy theo những khuynh hướng đặc thù của các tập đoàn,tầng lớp hoặc giai cấp khác nhau và có thể đối chiếu được với những quyền lợi vànhu cầu của tình trạng lịch sử và kinh tế chi phối chúng” (3, tr.145). Riêng nhànghiên cứu Nguyễn Thanh Hùng thì hiểu: “Tầm đón nhận bao gồm cả những hiểubiết về các hình thức biểu hiện văn học khác nhau, những kinh nghiệm nghệ thuậtđược lưu truyền và những tri thức khác có liên quan đến văn học để một lúc nàođó những trữ lượng sẽ biến thành hiện thực tinh thần khi người đọc gặp những tácphẩm tương ứng. Tầm đón nhận của bạn đọc bao gồm cả những khát vọng về đạođức và nhất là tư tưởng nghệ thuật, lý tưởng và hành động thẩm mỹ, đôi lúc nó tácđộng trở lại tác giả để quy định trước ý nghĩa của văn bản tác phẩm tương lai” (4,tr.114). Cần phân biệt thực chất quan niệm của H. Jauss với những cách hiểu pháisinh có cơ sở của những người vận dụng khái niệm tầm đón nhận từ ông. NguyễnThanh Hùng đi theo hướng này. Ta có thể chia sẻ được với cách hiểu của ông là vìthế. Nhưng nếu giải thích quan niệm của H. Jauss như hai trường hợp Phương Lựuvà Nguyễn Văn Dân thì lại phải bám sát nguyên nghĩa những câu chữ mà ông đãsử dụng. Khái niệm tầm đón nhận được H. Jauss trình bầy khá rõ ràng và cụ thểtrong công trình nổi tiếng Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa họcvăn học ra đời năm 1970 (5). Khi nâng thành khái niệm khoa học, H. Jauss buộcphải “khách quan hóa tầm đón đợi”, nhằm xác định nghĩa ổn định cho khái niệm,và viết: “…Cái hệ thống ra đời trong giây phút lịch sử mà bất kỳ tác phẩm nàoxuất hiện, và được xây từ hiểu biết trước đây về thể loại, từ hình thức và đề tài củanhững tác phẩm có trước, và từ sự đối lập của ngôn ngữ nhà thơ và ngôn ngữthông thường” (6, tr.87 - 88). Cuối chương 6 của công trình khoa học nói trên,ông diễn giải cụ thể thêm: “Nhưng khách quan hóa tầm đón đợi… có thể xác nhậnnhờ ba yếu tố…: Đầu tiên là từ những chuẩn mực đã quen thuộc hoặc từ thi phápnội tại của thể loại; thứ hai là từ mối quan hệ ẩn kín đối với những tác phẩm quenthuộc của môi trường văn học, thứ ba là từ mâu thuẫn giữa hư cấu và hiện thực,chức năng thi pháp và thực tiễn của ngôn ngữ mà người đọc nhạy cảm thườngxuyên có khả năng so sánh”(6, tr.90). Vậy là nghĩa của khái niệm tầm đónnhận được H. Jauss xác định rất rõ ràng, đó là trình độ và kinh nghiệm văn chươngcó trước của mỗi người đọc khi tiếp xúc với tác phẩm, bao gồm 3 bộ phận hợpthành: một là quan niệm về thể loại; hai là quan niệm về hình thức và đề tài;và ba là quan niệm về đặc trưng văn chương ở sự phân biệt giữa hư cấu và thực tế,giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ toàn dân. Nếu đối chiếu với yêu cầu giảithích chứ không phải là vận dụngkhái niệm tầm đón nhận của H. Jauss thì có thểthấy cách hiểu của Phương Lựu có lẽ hơi rộng, còn cách hiểu của Nguyễn VănDân lại có phần hơi chung chung, mặc dầu cả hai cách giải thích đó đều ít nhiềuxuất phát từ nguyên nghĩa và có căn cứ thực tế. Thật ra, trong cuốn giáo trình lý luận văn chương mới nhất của Đại học Sưphạm Hà Nội in năm 2002, Phương Lựu có vận dụng và triển khai thêm ý nghĩacủa thuật ngữ tầm đón nhận như là một trong những yếu tố khởi điểm của tiếpnhận văn chương. Ông cho rằng khái niệm quen thuộc này ...

Tài liệu được xem nhiều: