Nếu con bạn rất ít khóc trong những tuần đầu tiên sau khi sinh (thậm chí không khóc khi đói sữa, khi tắm, thay tã), đến tháng thứ 2-3 không biết nhìn mẹ khi bú, không biết cười... thì rất có thể bé đã mắc chứng tự kỷ, một dạng rối loạn tâm thần ở trẻ.c
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chứng tự kỷ ở trẻ em Chứng tự kỷ ở trẻ em Nếu con bạn rất ít khóc trong những tuần đầu tiên sau khi sinh (thậm chíkhông khóc khi đói sữa, khi tắm, thay tã), đến tháng thứ 2-3 không biết nhìn mẹkhi bú, không biết cười... thì rất có thể bé đã mắc chứng tự kỷ, một dạng rối loạntâm thần ở trẻ. Chứng tự kỷ (còn gọi là tự bế, tự tỏa) được nhà tâm thần học nổi tiếngKanner mô tả lần đầu tiên vào năm 1943. Trung bình cứ 100.000 trẻ em thì có 1trẻ mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc ở bé trai cao gấp 3-4 lần bé gái. Có thể chẩn đoánbệnh trong những tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên, các dấu hiệu tự kỷ thường bộc lộnhiều ở những tháng cuối của năm đầu tiên, rõ rệt hơn ở năm thứ 2-3. Ít biểu lộ cảm xúc Những trẻ tự kỷ rất “ngoan” và cực kỳ dễ tính, cha mẹ đặt đâu thì ngồi yênđó. Trẻ thờ ơ với chung quanh và mọi việc, không sợ hãi khi người lạ ẵm bồng(thường thì ở tháng 7-8, trẻ đã biết lạ, khóc khi tiếp xúc với người không thânquen). Đặc biệt, trẻ không có một phản ứng nào khi cha mẹ bỏ đi; không có tháiđộ vồn vã, vui mừng (như quay đầu, đưa tay đòi bế, cười) khi gặp người thânquen… Khi được bồng bế, cơ thể bé như đờ ra, không có trương lực hoặc gồngcứng thái quá mà mặt không hề biểu lộ cảm xúc nào. Cũng có thể trẻ từ chối mọisự tiếp xúc cơ thể như ẵm bồng, nựng nịu, vỗ về mà ngồi một chỗ, có khi chui vàogóc kẹt, chỗ tối, mắt nhìn một chỗ, trống rỗng, vô hồn… Hành vi kỳ lạ Khi lớn hơn, những trẻ này có khuynh hướng sử dụng đồ vật một cáchnghèo nàn, đơn điệu. Bé có thể thích những đồ vật kỳ dị, hoặc lặp đi lặp lại mãimột việc gì đó (như xếp những mẩu gỗ, que củi rồi đạp đổ và xếp lại...). Có khi, béxem người khác như đồ vật để chơi, hoặc mê mải cắn móng tay, nhai cổ áo, xé nhỏgiấy báo và các loại khác có thể xé được… Bé thường khó, thậm chí không chịutiếp xúc với trẻ cùng trang lứa, hoặc có những hành vi kỳ dị, khác thường, phảnứng mãnh liệt thái quá, làm trẻ khác lo hãi. Những trẻ tự kỷ có khuynh hướng định hình - định tính mọi việc có liênquan đến mình. Có thể đây là nhu cầu tối cần thiết nhằm duy trì một trật tự, mộtmôi trường chung quanh y hệt như cũ để tự thỏa mãn và có cảm giác an toàn. Vìvậy, trẻ có thể phản ứng mãnh liệt nếu ai đó lấy đi một món đồ chơi kỳ dị, cái gốicũ, một cái áo sờn rách… của nó. Sự thay đổi kiểu tóc, quần áo của người trực tiếpchăm sóc cũng có thể gây ra phản ứng như trên. Ở những trẻ này, thường xuất hiện những động tác được thực hiện lặp đilặp lại thành nhịp (gật đầu liên tục, đập cằm xuống bàn, lắc lư thân mình, vặn xoắntay chân, nhấp nháy mắt) và các hành vi bất thường (đánh hơi đồ ăn thức uống, đồvật trước khi ăn hay tiếp xúc). Có khi trẻ cười sằng sặc kéo dài, hoặc khóc lóckhông dừng được (xen lẫn những giai đoạn mệt lả hay kích động hành vi). Ngoàira, trẻ cũng hay cười ngây ngô vô cớ, vùng chạy bất chợt, hành vi kỳ quặc, dịhợm, gây hấn với người thân. Chưa tìm ra nguyên nhân chính Cho đến nay, người ta vẫn chưa rõ những nguyên nhân chính nào gây rabệnh lý này. Một số người cho rằng bệnh không phụ thuộc vào tầng lớp kinh tế -xã hội cũng như các yếu tố rối loạn tâm lý đặc biệt của cha mẹ. Ý kiến khác lạicho rằng vấn đề dinh dưỡng, sang chấn tâm lý kéo dài trong quá trình mang thaicủa mẹ và sang chấn sản khoa có thể là yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh phát sinh. Cha mẹ cần chú ý để phát hiện càng sớm càng tốt các dấu hiệu tự kỷ ở trẻđể đưa đi khám toàn diện, tỉ mỉ (nhất là về thần kinh) nhằm phát hiện nhữngnguyên nhân gây bệnh, từ đó có định hướng chăm sóc, điều trị thích hợp. Việcđiều trị cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà tâm lý học, tâm thần nhi và cáctrường chuyên dạy những trẻ này.