Danh mục

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NGÀNH TRỒNG CÂY ĂN TRÁI

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 135.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây ăn trái là nhóm cây có nhiều triển vọng phát triển ở nước ta. Điều kiện khí hậu,đất đai, địa thế thích hợp với nhiều loại cây ăn trái, trong đó có thể có những loại có thểtrở thành đặc sản có giá trị trên thị trường trong nước và trên thế giới. Khả năng phát triểncây ăn trái còn rất lớn, nhưng để phát triển được thì không phải dễ. Cây ăn trái nhiều loạigiống trồng, mỗi loại cây có yêu cầu sinh thái, kỹ thuật canh tác rất khác nhau qua cácthời kỳ sinh trưởng và phát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NGÀNH TRỒNG CÂY ĂN TRÁI CHƯƠNG MỞ ĐẦU: KHÁI QUÁT NGÀNH TRỒNG CÂY ĂN TRÁI Cây ăn trái là nhóm cây có nhiều triển vọng phát triển ở nước ta. Điều kiện khí hậu,đất đai, địa thế thích hợp với nhiều loại cây ăn trái, trong đó có thể có những loại có thểtrở thành đặc sản có giá trị trên thị trường trong nước và trên thế giới. Khả năng phát triểncây ăn trái còn rất lớn, nhưng để phát triển được thì không phải dễ. Cây ăn trái nhiều loạigiống trồng, mỗi loại cây có yêu cầu sinh thái, kỹ thuật canh tác rất khác nhau qua cácthời kỳ sinh trưởng và phát triển. Cây ăn trái có thể đem lại những kết quả khả quan chonhững người trồng nắm bắt được kỹ thuật canh tác, biết ứng dụng những tiến bộ khoahọc vào sản xuất như điều khiển ra hoa trái vụ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, bón phântưới nước hợp lý… nhưng cũng có thể đem lại những thất bại cho những người không biếtcách chăm sóc, không biết kỹ thuật.1. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG Trái cây là một loại nông sản quí cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho con người, trong thành phần bao gồm các chất chủ yếu như sau: - Các sinh tố (Vitamin): trong trái có rất nhiều loại vitamin khac nhau, trong đó vitamin C là quan trọng nhất, có hàm lượng khá cao trong các loại trái nhiệt đới như: táo ta, cóc, ổi, cam quýt, bưởi thơm…hàm lượng vitaminB các loại, tiền sinh tố A cũng khá cao như ở đu đủ, thơm, hồng… - Đường và tinh bột (carbohydrate): tạo cho trái vị ngọt; chất đường bột có nhiều trong chuối, mít, sầu riêng, nho, chôm chôm, nhãn, sapochê… phần lớn đường bột trong trái ở dạng dễ tiêu, cung cấp năng lượng đáng kể. - Protid và lipid: nói chung hai chất này co hàm lượng thấp trong trái (0,4-2%); có vài cá biệt như trường hợp trái bơ giàu lipid, trái hồ đào giàu protid, hạt điều giàu cả lipid và protit - Acid hữu cơ: tạo ra vị chua trong trái, cùng với chất đường nó tạo ra cảm giác vị. Tỉ số đường tổng số/acid hữu cơ sẽ tạo cho người ăn cảm giác chua hay ngọt khi ăn. Acid hữu cơ trong trái chủ yếu ở 3 dạng: acid citric, malic và tartric. Acid citric vị chua dịu, có nhiều trong cam quýt, xoài, thơm… acid malic có vị chua gắt gặp ở táo, đào, mơ… acid tartric có trong nho… - Muối khoáng: trong thịt trái có chứa nhiều chất khoáng như trong nước cam có chứa nhiều khoáng như K, Ca, Mg, Fe… trái chuối giàu K, Ca, Mg… - Enzym (men): có nhiều trong nước trái, các enzym giúp sự tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Hai loại enzym thường được đề cập đến là bromelin có trong thơm và papain trong đu đủ, loại men nay đã được trích ra đưa vào công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. - Ngoài ra trái và cây ăn trái còn cung cấp cho con người: Hương vị, tinh dầu, dược liệu, sợi và môi trường xanh mát, quang cảnh phục vụ cho du lịch.Bảng 1: Thành phần sinh hoá một số loại trái cây (tính trên 100 g phần ăn được) Loại trái Đường bột (g) Acid hữu cơ (g) Vitamin c (mg) Chuối 23 0,4 10 Cam 11 1,0 50 Chôm chôm Java 12,5 0,3 14 Dâu tây 7,6 1,0 55 D ứa 14,0 1,0 25 Đu đủ 11,0 0,2 55 Măng cụt 12,2 0,5 2 Mãng cầu xiêm 10,8 1,0 18 Mãng cầu ta 15,3 0,2 1,8 Mận (Đà lạt) 8,3 0,9 6 Mít 24,0 - 9 Nhãn tiêu da bò 22 0,1 11 Nhãn xuồng 21 0,1 9 Nho 15,0 0,5 4 Ổi (xá lỵ) 9,5 0,6 39 Sầu riêng 15 0,3 14 Sapôchê 17,2 0,1 9,4 Thanh Long 11,5 0,1 9,4 Xoài cát Hoà Lộc 14,3 0,4 40(Phân tích tại phòng sinh hoá của trường Đaị học Nông Lâm TP. HCM; Nguyễn văn Kế,2001)2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC Theo FAO (1994) tổng sản lượng trái cây của toàn cầu là 338 triệu tấn, ...

Tài liệu được xem nhiều: