Danh mục

Chương 10: Khủng hoảng tài chính ở thị trường các nước mới nổi

Số trang: 33      Loại file: doc      Dung lượng: 1.78 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 10 "Khủng hoảng tài chính ở thị trường các nước mới nổi" giới thiệu đến các bạn những nội dung về xu hướng vận động của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước mới nổi, khủng hoảng tài chính Hàn Quốc, khủng hoảng tài chính ở Argentina 2001-2002,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 10: Khủng hoảng tài chính ở thị trường các nước mới nổi CHƯƠNG 10. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở THỊ TRƯỜNG CÁC  NƯỚC MỚI NỔI GIỚI THIỆU Trước năm 2007, hầu hết các ví dụ nổi bật về khủng hoảng tài chính đến từ các   quốc gia bên ngoài nước Mỹ. Đặc biệt ở những nền kinh tế mới nổi, đã mở cửa   thị  trường với hy vọng tăng trưởng kinh tế  và giảm nghèo. Tuy nhiên, nhiều   nước trong số đó đã phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng như  cuộc đại suy thoái của Mỹ. Ấn tượng nhất là cuộc khủng hoảng Mexico 1994, khủng hoảng Đông Á 1997,  khủng hoảng Argentina 2001. Điều này đặt ra một câu đố  đối với các nhà kinh   tế: làm thế  nào một quốc gia đang có xu hướng tăng trưởng tích cực lại suy   giảm mạnh trong hoạt động kinh tế. Trong chương  này, chúng tôi   áp dụng lý thuyết thông tin bất cân  xứng  của  khủng hoảng tài chính đã phát triển  ở  chương 9 để  tìm hiểu nguyên nhân của   cuộc khủng hoảng ở các nền kinh tế mới nổi. Đầu tiên là xem xét xu hướng vận   động của cuộc khủng hoảng, sau đó áp dụng phân tích hai cuộc khủng hoảng tài  chính xảy ra gần đây  ở  các nước mới nổi để  khám phá nguyên nhân tại sao  những cuộc khủng hoảng này lại làm cho hoạt động kinh tế bị thu hẹp lại. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở  CÁC NƯỚC MỚI NỔI  Bước 1: Sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng Khủng hoảng tài chính  ở  các nền kinh tế  phát triển có thể  được kích hoạt bởi   nhiều nhân tố khác nhau, nhưng ở các nước mới nổi, khủng hoảng tài chính phát   triển theo hai con đường cơ  bản: (1) sự  yếu kém trong quản lý nền tự  do hóa/   toàn cầu hóa tài chính; (2) mất cân bằng tài chính nghiêm trọng. 1. Quản lý yếu kém tự do hóa/toàn cầu hóa tài chính Hạt giống của khủng hoảng tài chính  ở  các nước mới nổi được gieo khi các   quốc gia thực hiện tự  do hóa hệ  thống tài chính bằng cách xóa bỏ  những hạn   chế, rào cản đối với tổ chức tài chính và thị trường nội địa – gọi là tự do hóa tài  chính. Đồng thời mở cửa nền kinh tế để thu hút vốn từ nước ngoài – gọi là toàn   cầu hóa tài chính. Các nước này thường đạt được một chính sách tài khóa vững   chắc trước khủng hoảng, ví dụ: thâm hụt ngân sách của Mexico chỉ  có 0.7%   GDP – một con số mà các nước phát triển sẽ khao khát. Thậm chí các nước khu  vực Đông Á còn thặng dư ngân sách. Người ta thường nói rằng, “văn hóa tín dụng”  ở  các thị  trường mới nổi là hết   sức yếu kém với sự lỏng lẻo trong giám sát hệ thống ngân hàng, thiếu hiệu quả  trong việc sàng lọc và giám sát người đi vay. Bùng nổ  cho vay do tự do hóa tài  chính được đánh dấu bằng các hoạt động cho vay vô cùng rủi ro, gieo rắc những   khoản lỗ khổng lồ. Quá trình toàn cầu hóa tài chính như thêm dầu vô lửa vì nó  cho phép các ngân hàng trong nước đi vay nước ngoài. Ngân hàng trả lãi suất cao  nhằm thu hút nguồn vốn quốc tế  để  nhanh chóng gia tăng các khoản cho vay.   Các dòng vốn tiếp tục được kích thích bởi các chính sách của chính phủ  như là  neo (fix) giá trị của đồng nội tệ  với đồng đôla, tạo cảm giác thoải mái cho nhà   đầu tư nước ngoài. Giống như trường hợp của Hoa Kỳ, sự bùng nổ cho vay sẽ kết thúc sau khi xảy   ra một cuộc khủng hoảng. Tổn thất đáng kể trong một thời gian dài làm suy yếu   bảng cân đối của ngân hàng và khiến các ngân hàng phải cắt giảm cho vay.  Ở  thị  trường các nước mới nổi, Bảng cân đối ngân hàng suy yếu gây  ảnh hưởng  nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế  và hoạt động cho vay hơn là  ở  các nước  phát triển – nơi có thị  trường chứng khoán tinh vi, khu vực tài chính phi ngân  hàng lớn mạnh có khả  năng đón lấy cơ  hội khi ngân hàng hoảng loạn. Vì vậy,  khi ngân hàng ngừng cho vay, không có 1 “người chơi” nào khác xuất hiện để  giải quyết vấn đề  lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức (thể hiện bởi các mũi  tên chỉ từ yếu tố đầu tiên trong dòng đầu tiên của hình 1 ) Câu chuyện từ  bùng nổ  cho vay đến khủng hoảng cho vay khi thực hiện tự  do   hóa/ toàn cầu hóa tài chính  ở  các nước mới nổi là điều không thê tránh khỏi.   Nhưng nó chỉ xảy ra với một hệ thống quản lý yếu kém. Cụ  thể  hơn nếu một   quốc gia thực hiện những quy tắc thận trọng, giám sát chặt chẽ  để  hạn chế  những hoạt động quá rủi ro, thì sự  bùng nổ và sụp đổ  cho vay sẽ  không xảy ra  (boom and bust). Tại sao các nước mới nổi lại tồn tại những yếu kém đặc  trưng, điều này được thảo luận  ở chương 8, theo đó lợi ích kinh doanh đã đánh   đổ quá trình tự do hóa tài chính. Mục đích của các chính trị gia và nhà giám sát là   bảo vệ  lợi ích của những người nộp thuế  (những tập đoàn nộp thuế  cao), vì  những người nộp thuế  này hầu như  đều phải chịu chi phí giải cứu ngân hàng  nếu thiệt hại xảy ra. Một khi thực hiện tự  do hóa tài chính, các ngân hàng sẽ  muốn ngăn chặn sự  giám sát đối với hoạt động của họ, và khi đó những nhà giám sát sẽ không hành   động vì lợi ích cộng đồng. Lợi ích kinh doanh của ngân hàng thường đóng góp  nhiều cho các cuộc vận động của chính trị  gia, do đó ngân hàng có thể  thuyết   phục các chính trị gia nới lỏng các quy định ngăn chặn họ tham gia vào các chiến   dịch có rủi ro cao. Sau tất cả, nếu chủ  sở  hữu ngân hàng đạt được sự  tăng   trường và mở  rộng cho vay, họ  sẽ  trở  nên giàu có, ngược lại nếu gặp rắc rối,   chính phủ  sẽ  đứng ra bảo lãnh. Ngoài ra, những lợi ích kinh doanh này có thể  đảm bảo rằng các cơ quan giám sát thậm chí với các quy định cứng rắn thì cũng  thiếu nguồn lực để thực hiện. 2. Mất cân bằng tài chính nghiêm trọng Chi tiêu chính phủ  cũng có thể  đặt nền kinh tế   ở  các nước mới nổi vào con   đường dẫn đến khủng hoảng tài chính. Ví dụ như khủng hoảng Argentina 2001  – 2002, khủng hoảng Nga 1998, Ecuador 1999, Thổ Nhĩ Kỳ 2001. Willie Sutton – một tên cướp nhà băng nổi tiếng được hỏi: “Tại sao lại cướp   ngân hàng”, ông ta trả lời “vì ở đó có tiền”. Chính phủ  ở  các nước mới nổi đôi  khi có cùng suy nghĩ như vậy. Khi đối mặt với tình trạng mất cân bằng tài chính   và không có khả năng trang trải nợ, họ thường dổ ngọt hoặc bắt buộc  ...

Tài liệu được xem nhiều: