Danh mục

Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 404.54 KB      Lượt xem: 39      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam Viễn cảnh hội tụ kế toán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn là một quá trình đầy thử thách bởi thực trạng việc vận dụng chuẩn mực của các quốc gia và từng khu vực theo những phương pháp tiếp cận khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam Quá trình hội tụ kế toán quốc tế ngày càng được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế về kế toán cũng như các quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia đã chủ động và tích cực tham gia bằng việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về lập và trình bày báo cáo tài chính (IAS/IFRS). Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam Viễn cảnh hội tụ kế toán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn là một quá trình đầy thử thách bởi thực trạng việc vận dụng chuẩn mực của các quốc gia và từng khu vực theo những phương pháp tiếp cận khác nhau. Mặc dù viễn cảnh hội tụ kế toán quốc tế còn nhiều cản trở phải hướng tới để đạt được mục tiêu chung nhưng phải thừa nhận rằng hội tụ kế toán quốc tế là xu thế tất yếu, khách quan trong tiến trình phát triển. Trước tình hình đó, một quốc gia đang phát triển như Việt Nam không thể đứng ngoài dòng chảy của xu hướng này. Song, Việt Nam cần phải nhận định đúng đắn tình hình để có lộ trình thích hợp, đáp ứng phát triển kinh tế. 1. Tiến trình hội tụ kế toán quốc tế Hội tụ kế toán quốc tế về cơ bản tiến triển qua các thời kỳ, cụ thể từ 1973 – 1989 là giai đoạn đầu của hòa hợp kế toán quốc tế khi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) được thành lập. Hòa hợp ở giai đoạn này chủ yếu là thu hẹp sự khác biệt kế toán giữa các quốc gia bằng việc áp dụng chuẩn mực kế toán (CMKT) cho phép nhiều sự lựa chọn nhằm thích nghi kế toán ở các quốc gia. Tuy nhiên, chính sự “dễ dãi” này của IASC đã không đáp ứng được thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC) cho người sử dụng. Trước sức ép của những người sử dụng thông tin trên BCTC cũng như tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia và các tổ chức trên thế giới, giai đoạn 1989 – 1993, IASC đã có nhiều sự cải thiện đáng kể bằng việc giảm dần sự lựa chọn các phương pháp, nguyên tắc trong CMKT. Do giảm các lựa chọn nên các CMKT của IASC đã đảm bảo hơn tính so sánh thông tin trên BCTC. Sau đó, giai đoạn 1993 - 2001, IASC đã tái cấu trúc để hình thành Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Mục đích của IASB nhằm phát triển hệ thống chuẩn mực quốc tế về lập và trình bày BCTC, hình thành kỷ nguyên mới hướng tới hội tụ kế toán toàn cầu. Từ đó đến nay, quá trình hội tụ kế toán quốc tế ngày càng được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế về kế toán cũng như các quốc gia trên thế giới. Ngay những năm đầu 2005, hệ thống IAS/IFRS đã được áp dụng một cách phổ biến với 65 quốc gia ở Châu Âu, Úc, Nam Phi, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á vv... đang thực thi việc áp dụng. Theo điều tra được thực hiện bởi công ty kiểm toán Deloitte (2010) với 173 quốc gia, kết quả cho thấy 123 quốc gia bắt buộc và yêu cầu áp dụng IAS/IFRS. Nếu so với những năm trước, số lượng các quốc gia áp dụng IAS/IFRS ngày càng gia tăng đáng kể. 2. Thách thức hội tụ kế toán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn Hội tụ kế toán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn đầy thử thách, vẫn còn một khoảng cách nhất định để đạt được mục tiêu chung nhằm xây dựng chuẩn mực quốc tế chất lượng cao. Quá trình đó là bài toán phức tạp và nan giải bởi chúng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau về môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa trong mỗi quốc gia. Do đó, xu thế hội tụ kế toán của một số quốc gia có thể thống nhất trong chuẩn mực nhưng chưa hoàn toàn nhất quán trong thực tế. 2.1. Liên minh châu Âu Từ những năm 1995, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu có chiến lược hội nhập kế toán. EU đã áp dụng CMKT quốc tế được IASC ban hành với mục đích thiết lập chuẩn mực được chấp nhận bởi thị trường vốn toàn cầu. Tháng 6.2000 EU đã đề nghị các công ty niêm yết lập BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS nhưng từng IAS/IFRS phải được xác nhận và thông qua luật tổ chức EU theo qui trình tổ chức riêng biệt. Ngoài ra, tháng 3.2011, Tổ chức tư vấn BCTC của EU công bố chi tiết tiến trình hội tụ với IASB về các nội dung liên quan đến công cụ tài chính, thuê tài chính, điều kiện ghi nhận doanh thu và hợp đồng bảo hiểm. Đến 11.2011, Tổ chức này đang chờ thông qua các IFRS 1, IFRS 9, IFRS 10, IFRS 11, IFRS 12, IFRS 13 và đang chờ chỉnh sửa IAS1, IAS 12, IAS 19, IAS 21, IAS 28 cũng như điều chỉnh IFRS 20. Như vậy có thể thấy, về nguyên tắc chung EU áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS tuy nhiên việc EU thông qua từng IAS/IFRS tạo nên hệ thống chưa thật sự đồng bộ so với IAS/IFRS bởi còn một số IAS/IFRS và các hướng dẫn chưa được thông qua. Vì vậy tính thống nhất trong hệ thống chuẩn mực chưa hoàn chỉnh. Do đó, CMKT của các quốc gia EU cũng khó được nhất quán và điều này dẫn đến việc áp dụng các nguyên tắc, qui định kế toán vào thực tế của các công ty sẽ tạo ra những khác biệt nhất định. Để làm sáng tỏ những nội dung trên, trong báo cáo của EC về việc thực thi IAS/IFRS của EU được công bố tháng 10.2007, EC đã sử dụng mô hình với 200 công ty niêm yết của 25 quốc gia trong EU của năm 2005 và 2006. Theo kết quả báo cáo, mặc dù các công ty đều áp dụng IAS/IFRS hoặc IAS/IFRS-EU (IAS/IFRS được thông qua bởi EU) nhưng các công ty của các quốc gia vẫn có những khác biệt nhất định, cụ thể: BCTC của các công ty trình bày không rõ ràng; thiếu công bố về chính sách kế toán hoặc có công bố nhưng không phù hợp; những khác biệt trong chính sách kế toán của các công ty đối với ghi nhận doanh thu; phân loại tài sản tài chính, tài sản tài chính sẵn sàng để bán… Trên cơ sở đó, để tiếp tục đánh giá mức độ áp dụng của các công ty trong các quốc gia EU theo thời gian, EC đã phân tích 270 BCTC các quốc gia công bố năm 2006 và 2007 trong EU được EC công bố tháng 12.2008. Kết quả cho thấy những khác biệt cơ bản vẫn tồn tại trong thực tế trên BCTC của các công ty. Qua tổng kết hai báo cáo của EC, nhìn chung mức độ áp dụng trong thực tế của các công ty trong EU vẫn còn những khác biệt đáng kể. Điều đó phản ánh thực trạng rằng mặc dù áp dụng IAS/IFRS trong cùng khu vực kinh tế EU nhưng mức độ có thể khác nhau ở cấp độ quốc gia và thực tế ...

Tài liệu được xem nhiều: