Danh mục

Chương 10: Thiết kế vào ra

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 384.43 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các khái niệm Có thể phân loại các phương thức nhập liệu theo hai đặc trưng: Cách thức dữ liệu được thu thập, đưa vào và xử lý. Phương pháp và công nghệ được dùng để thu thập và nhập dữ liệu. Thu thập dữ liệu (Data Capture): là nhận dạng và tạo dữ liệu mới từ nguồn tạo tin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 10: Thiết kế vào raGiáo trình: Phân tích thiết kế hệ thống Giảng viên: Lê Đắc Nhường G Chương 10 Thiết kế vào ra10.1. Tổng quan về thiết kế đầu vào10.1.1. Các khái niệm Có thể phân loại các phương thức nhập liệu theo hai đặc trưng:  Cách thức dữ liệu được thu thập, đưa vào và xử lý  Phương pháp và công nghệ được dùng để thu thập và nhập dữ liệu. Thu thập dữ liệu (Data Capture): là nhận dạng và tạo dữ liệu mới từ nguồn tạo tin Nhập liệu (Data Entry): là chuyển dữ liệu từ nguồn tạo tin vào máy tính Xử lý dữ liệu (Data Processing): là quá trình biến đổi trực tiếp trên dữ liệu trước khi đưanó về dạng máy tính có thể đọc được. Xử lý bó là thu thập 1 khối lượng dữ liệu và xử lý đồngthời cả bó. Xử lý trực tuyến là xử lý ngay lập tức dữ liệu vừa thu thập được.10.1.2. Các phương thức nhập liệu  Bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng (màn hình tương tác)  Nhận dạng âm thanh, tiếng nói  Tự động nhập liệu: mã vạch, nhận dạng quang học, mực từ, thẻ từ, thẻ thông minh, sinh trắc học...10.1.3. Các nguyên tắc thiết kế đầu vào Nên tuân theo những nguyên tắc dưới đây khi thiết kế phương thức nhập liệu:  Không nên nhập những dữ liệu có thể tính toán được từ những dữ liệu khác. Ví dụ: Số lượng x Đơn giá = Thành tiền  Không nhập những dữ liệu có thể lưu trong máy tính như những hằng số.  Sử dụng mã lấy từ cơ sở dữ liệu đối với những thuộc tính phù hợp.  Sử dụng các chỉ dẫn nhập liệu khi thiết kế các form nhập liệu (Tooltip).  Giảm thiểu số lượng ký tự gõ vào để tránh gây sai sót. Thay vào đó, cố gắng dùng các hộp check chọn càng nhiều càng tốt.  Dữ liệu nhập vào theo trình tự từ trên xuống dưới, trái qua phải.10.1.4. Kiểm soát nhập liệu Việc kiểm soát dữ liệu đầu vào rất cần thiết trong tất cả các hệ thống ứmg dụng trên máytính. Các điều khiển đầu vào đảm bảo rằng dữ liệu đầu vào là chính xác và hệ thống đượcbảo vệ khỏi các lỗi vô ý hoặc hữu ý. Số lượng đầu vào cần phải được theo dõi, đặc biệt là trong trường hợp nhập dữ liệu theobó (Cluster): Trang 98Giáo trình: Phân tích thiết kế hệ thống Giảng viên: Lê Đắc Nhường G  Lưu mã số giao dịch cho bó các dữ liệu nhập liệu theo bó.  Ghi các log file cho các dữ liệu được nhập trực tuyến Phải kiểm soát tính đúng đắn của dữ liệu nhập vào. Phải làm các kiểm tra về: trùng lặp thực thể, kiểu dữ liệu, định dạng, tính ràng buộc với các dữ liệu khác. Ví dụ: Khi nhập liệu thành phố và quốc gia cho một hồ sơ nhân sự, nếu đã chọn quốc gia là Việt Nam thì chỉ cho phép chọn thành phố là Hà Nội, Huế hoặc các thành phố khác ở Việt Nam ... chứ không cho phép chọn thành phố thuộc quốc gia khác như Tokyo chẳng hạn. 10.2. Các điều khiển giao diện cho thiết kế đầu vào 10.2.1. Một số điều khiển phổ biến o Hộp văn bản (Text box): chứa một hộp hình chữ nhật kèm theo tên, cho phép nhập dữ liệu vào. o Nút chọn loại trừ (Radio button): chứa một hình trong nhỏ kèm theo một đoạn văn bản mô tả tương ứng với giá trị lựa chọn. Trong một nhóm các nút này thì chỉ cho phép chọn một nút mà thôi. o Hộp chọn kiểm tra (Check box): chứa một hộp hình vuông kèm theo đoạn văn bản mô tả trường dữ liệu vào, người dùng sẽ chọn giá trị Yes/No. Trong một nhóm các hộp chọn thì có thể chọn nhiều hộp. o Hộp danh sách (List box): là một hình chữ nhật chứa một hoặc nhiều dòng dữ liệu. o Danh sách thả (Drop down list): chứa hộp chọn hình chữ nhật và một nút bên cạnh. Khi nhấn vào nút đó thì danh sách sẽ được thả xuống. o Hộp thả kết hợp (Combination box): cũng là một danh sách thả nhưng cho phép ngườidùng nhập thêm dữ liệu ngoài những dữ liệu có sẵn trong đó. o Nút lệnh (Button): các nút lệnh không phải là điều khiển vào. Chúng không dành choviệc lựa chọn dữ liệu vào. Mục đích của chúng là cho phép người dùng xác nhận rằng tất cảcác dữ liệu cần được xử lý hay hủy bỏ một giao dịch hoặc cần gọi chức năng trợ giúp… Tómlại, nút lệnh đóng vai ...

Tài liệu được xem nhiều: