Thông tin tài liệu:
Chương 2: Biến dị 1. Thể đột biến là: A. những biến đổi liên quan đến ADN hoặc nhiễm sắc thể. B. những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến. C. những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. D. Thể đột biến chỉ xuất hiện ở các cá thể mang đột biến. 2. Dạng đột biến gen thường gặp là: A. mất, thêm, thay thế, đảo vị trí của cặp nuclêôtit. B. mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn. C. thay thế axít amin này bằng axít...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 2: Biến dị Chương 2: Biến dị1. Thể đột biến là: A. những biến đổi liên quan đến ADN hoặc nhiễm sắc thể. B. những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến. C. những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. D. Thể đột biến chỉ xuất hiện ở các cá thể mang đột biến.2. Dạng đột biến gen thường gặp là: A. mất, thêm, thay thế, đảo vị trí của cặp nuclêôtit. B. mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn. C. thay thế axít amin này bằng axít amin khác. D. đảo vị trí của các gen cho nhau.3. Đột biến gen xảy ra khi: A. NST đang đóng xoắn. B. ADN tái bản. C. các crômatit trao đổi đoạn. D. ADN phân li cùng NST ở kì sau của phân bào.4.Tần số đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Vai trò của gen đột biến trong quần thể đó. B. Có sự du nhập đột biến từ quần thể khác sang. C. Loại tác nhân, liều lượng của tác nhân và độ bền vững của gen. D. Độ phân tán của gen đột biến trong quần thể đó.5. Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến? A. Cây rau mác khi chuyển từ môi trường cạn xuống môi trường nước thì có thêm lá hình bản dài. B. Con tắc kè hoa đổi màu theo nền môi trường. C. Sâu rau có màu xanh như lá rau. D. Một số loài thú ở xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám.6.Thể dị bội là: A. biến đổi số lượng NST ở một vài cặp. B. cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng của nó đáng lẽ chứa 2 NST ở mỗi cặp tương đồng thì lại chứa 3 hoặc nhiều NST, hoặc chỉ chứa 1 NST, hoặc thiếu hẳn NST đó. C. giao tử đáng lẽ chứa 1 NST của cặp tương đồng thì lại chứa 2 NST. D. một hoặc vài cặp NST không phân li ở kỳ sau của quá trình phân bào.7. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về thường biến? A. Biến đổi kiểu hình của do kiểu gen khác nhau. B. Biễn đổi kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen. C. Biến đổi kiểu hình thông qua quá trình giao phối. D. Biến đổi kiểu hình của kiểu gen, di truyền được và có lợi cho sinh vật.8. Tính trạng nào sau đây ở gà có mức phản ứng hẹp nhất? A. Sản lượng trứng. B. Trọng lượng trứng. C. Sản lượng thịt. D. Hàm lượng prôtêin trong thịt.9. Tần số đột biến là: A. tần số xuất hiện các cá thể bị đột biến trong quần thể giao phối. B. tỷ lệ giữa các cá thể mang đột biến gen so với số cá thể mang biến dị. C. tỷ lệ giao tử mang đột biến trên tổng số giao tử được sinh ra. D. tỷ lệ giữa các thể mang đột biến biểu hiện ra kiểu hình so với số cá thể mang đột biến chưa biểu hiện thành kiểu hình.10. Sau khi phát sinh đột biến gen được “tái bản” nhờ: A. quá trình tự sao của ADN. B. quá trình nguyên phân. C. quá trình giảm phân. D. quá trình thụ tinh.11. Đột biến tiền phôi là: A. đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu của hợp tử. B. đột biến xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hoá tế bào. C. đột biến xuất hiện khi phôi phát triển thành cơ thể mới. D. đột biến không di truyền cho thế hệ sau.12. Loại đột biến không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tínhlà A. đột biến giao tử. B. đột biến tiền phôi. C. đột biến xôma. D. đột biến dị bội thể.13. Gen A bị đột biến thành gen a làm cho phân tử prôtêin do gen a tổnghợp so với phân tử prôtêin do gen A tổng hợp thì kém 1 axit amin và xuấthiện 2 axit amin mới. Dạng đột biến xảy ra trong gen A có thể là A. đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc một bộ ba mã hoá. B. đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc hai bộ ba mã hoá kế tiếp nhau. C. đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc hai bộ ba mã hoá bất kỳ. D.đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc 3 bộ ba mã hoá kế tiếp nhau.14. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về biến dị tổ hợp? A. Là biến dị phát sinh do tổ hợp lại các gen sẵn có của bố và mẹ trong sinh sản. B. Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống. C. Là biến dị được tạo ra do sự thay đổi cấu trúc của gen. D. Biến dị có tính cá thể, có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.15. Gen đột biến gây bệnh thiếu máu hồng cầu h ình lưỡi liềm hơn gen bìnhthường một liên kết hiđrô nhưng hai gen có chiều dài bằng nhau. Dạng độtbiến trên là A. đột biến thay thế 1 cặp (A-T) bằng 1 cặp (G-X). B. đột biến thay thế 1 cặp (G-X) bằng 1 cặp (A-T). C. đột biến thêm một cặp (A-T), đồng thời mất 1 cặp (G-X). D. đột biến đảo vị trí 2 cặp nuclêotit.16. Trong các trường hợp đột biến sau đây, trường hợp nào thay đổi cấutrúc protein nhiều nhất? A. Mất 1 bộ 3 nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc. B. Mất 2 cặp nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc. C. Mất 1 cặp nucleôti ...