Danh mục

Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.36 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ nghĩa trọng thương muốn đưa ra nhiều thứ thuế để bảo hộ thương mại, tăng cường sức mạnh quốc gia… còn chủ nghĩa trọng nông chủ trương tự do lưu thông, vì lưu thông của cải hàng hoá sẽ kích thích sản xuất và sự giàu có của tất cả mọi người. Chủ nghĩa trọng nông chống lại tất cả những đặc quyền về thuế và đòi hỏi thứ thuế thống nhất đối với địa chủ, tăng lữ, quý tộc cũng như những nhà tư sản có của. Bốn là, chủ nghĩa trọng thương coi tích luỹ vàng là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp Ba là, Chủ nghĩa trọng thương muốn đưa ra nhiều thứ thuế để bảo hộ thương mại, tăngcường sức mạnh quốc gia… còn chủ nghĩa trọng nông chủ trương tự do lưu thông, vì lưu thôngcủa cải hàng hoá sẽ kích thích sản xuất và sự giàu có của tất cả mọi người. Chủ nghĩa trọng nôngchống lại tất cả những đặc quyền về thuế và đòi hỏi thứ thuế thống nhất đối với địa chủ, tăng lữ,quý tộc cũng như những nhà tư sản có của. Bốn là, chủ nghĩa trọng thương coi tích luỹ vàng là nguồn giàu có, do đó đã đẻ ra những độitầu buôn chuyên đi cướp bóc. Ngược lại, chủ nghĩa trọng nông cho rằng, cần có một nền nôngnghiệp giàu có tạo ra thặng dư cho người sở hữu và thợ thủ công, ưu tiên cho nông nghiệp sẽ dẫntới sự giàu có cho tất cả mọi người. Tiền bạc không là gì cả, sản xuất thực tế mới là tất cả. Năm là, chủ nghĩa trọng thương coi trọng ngoại thương, nhưng họ hạn chế nhập khẩu,khuyến khích xuất khẩu, chủ trương xuất siêu để nhập vàng vào các kho chứa quốc gia, do đó dẫntới một chủ nghĩa bảo hộ không hiệu quả. Ngược lại, chủ nghĩa trọng nông chủ trương tụ do lưuthông , tự do thương mại tạo ra nguồn lực là giàu, làm tăng trưởng kinh tế. Sáu là, nếu chủ nghĩa trọng thương biến nhà nước thành nhà kinh doanh và mở đường chonhà kinh doanh tư nhân hoạt động. Chủ nghĩa trọng nông chủ trương “tự do hành động”, chống lại“nhà nước toàn năng”, tính tự do của tư nhân không bị luật pháp và nghiệp đoàn làm suy yếu.3.2.2. Cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Về thực chất cương lĩnh là những quan điểm, những chiến lược và chính sách nhằm pháttriển kinh tế, trước hết và chủ yếu là phát triển nông nghiệp: + Quan điểm về nhà nước: Họ cho rằng nhà nước có vai trò tối cao đứng trên tất cả cácthành viên xã hội, nhà nước có xu thế toàn năng, bênh vực quyền lợi cho quý tộc, địa chủ vànhà buôn. + Quan điểm ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp: Họ quan niệm, chỉ có sản xuất nông nghiệpmới sản xuất ra của cải hàng hoá… do đó chi phí cho sản xuất nông nghiệp là chi phí cho sảnxuất, chi phí sinh lời, do vậy chính phủ cần phải đầu tư tăng chi phí cho nông nghiệp. + Chính sách cho chủ trang trại được tự do lựa chọn ngành sản xuất kinh doanh, lựa chọnsúc vật chăn nuôi, có ưu tiên về cung cấp phân bón. Khuyến khích họ xuất khẩu nông sản đã táichế, không nên xuất khẩu nguyên liệu thô: tiêu thụ như thế nào thì phải sản xuất cái để xuất khẩunhư thế ấy. + Chính sách đầu tư cho đường xá, cầu cống: Lợi dụng đường thuỷ rẻ để chuyên trở hànghoá. Cần chống lại chính sách giá cả nông sản thấp để tích luỹ trên lưng nông dân. Bởi vậy đãkhông khuyến khích được sản xuất, không có lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân. Cách quản lýtốt nhất là duy trì sự tự do hoàn toàn của cạnh tranh. + Quan điểm về tài chính, đặc biệt là vấn đề thuế khoá, phân phối thu nhập… Nên ưu đãicho nông nghiệp, nông dân và chủ trại,… chứ không phải ưu đãi cho quý tộc, tăng lữ, nhà buôn. Như vậy, cương lĩnh kinh tế của phái trọng nông đã vạch rõ một số quan điểm, chính sáchmở đường cho nông nghiệp phát triển theo định hướng mới. Cương lĩnh coi trọng và đề cao sản 17Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Phápxuất nông nghiệp. Song cương lĩnh có những điểm hạn chế: đó là chưa coi trọng vai trò của côngnghiệp, thương mại, của kinh tế thị trường, mà có xu thế thuần nông.3.2.3. Học thuyết về trật tự tự nhiên Nội dung của học thuyết bao gồm: Thứ nhất, lý luận giá trị xuất phát từ năng suất của nông nghiệp, chu kỳ kinh tế và ảnhhưởng của chu kỳ nông nghiệp. Có thể dùng ẩn dụ về tổ ong để định nghĩa sự thống trị của tựnhiên đối với kinh tế: “những con ong tự tuân theo một thoả thuận chung và vì lợi ích riêng củachúng là tổ chức tổ ong”. Thứ hai, quan niệm về tổ chức kinh tế báo trước một niềm tin vào cơ chế tự phát của thịtrường: Họ tin vào sự hài hoà tất yếu được nẩy sinh từ tự nhiên, như một trật tự tất yếu, chínhquan điểm này làm cho chủ nghĩa trọng nông khác xa với chủ nghĩa trọng thương: nếu chủ nghĩatrọng thương cho rằng kinh tế học là khoa học buôn bán của nhà vua, thì chủ nghĩa trọng nông thìlại cho rằng: Phát triển kinh tế là một trật tự tự nhiên, kinh tế học không chỉ phục vụ cho kẻ hùngmạnh mà còn phục vụ cho những người sản xuất và cho các công dân. Ngoài ra chủ nghĩa trọng nông cho rằng, quyền con người cũng có tính chất tự nhiên.Quyền của con người phải được thừa nhận một cách hiển nhiên bằng ánh sáng của trí tuệ, khôngcần cưỡng chế của pháp luật… Từ đó, họ phê phán chủ nghĩa phong kiến đã đưa ra pháp chếchuyên quyền độc đoán là làm thiệt hại cho quyền con người. Lý thuyết về trật tự tự nhiên còn đi đến khẳng định, cái quan trọng đối với quyền tự nhiêncủa con người ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: