Thông tin tài liệu:
Chương này sẽ tập trung Làm rõ mục đích vay trung dàI hạn của doanh nghiệp và cách thức mà ngân hàng đáp ứng mục đích này. Trang bị những kiến thức cơ bản để thẩm định đề nghị vay trung dàI hạn của doanh nghiệp bao gồm việc đánh giá mức độ rủi ro, xác định mức cho vay, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ, nguồn trả nợ và xử lý thu nợ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 3 : Phân tích tín dụng và cho vay dài hạn đối với doanh nghiệp - CĐ Tài chính Ngân Hàng Qui Nhơn
CHƯƠNG III:
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG VÀ CHO VAY TRUNG
DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1
Mục tiêu: Chương này sẽ tập trung
Làm rõ mục đích vay trung dàI hạn của doanh nghiệp và cách thức mà ngân hàng đáp ứng
mục đích này.
Trang bị những kiến thức cơ bản để thẩm định đề nghị vay trung dàI hạn của doanh nghiệp
bao gồm việc đánh giá mức độ rủi ro, xác định mức cho vay, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ,
nguồn trả nợ và xử lý thu nợ. Đây là cơ sở để vận dụng các hình thức đảm bảo tín dụng và
định giá các khoản tiền vay khi quyết định cho vay.
Nội dung:
3.1. CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
3.1.1. Mục đích vay trung dài hạn của doanh nghiệp
- Đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho TSCĐ và TSLĐ thường xuyên
- Trả các khoản nợ hiện hữu: đây là nhu cần chính đáng nhưng ngân hàng cần phải
thận trong khi xem xét nhu cầu này.
- Thành lập doanh nghiệp mới hay mua lại doanh nghiệp đang hoạt động
ƯU ĐIÊM: So với các nguồn vốn trung dài hạn khác, vay vốn ngân hàng có nhiều
thuận lợi hơn cho doanh nghiệp như sau:
- Đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn của các doanh nghiệp nhỏ, không có khả năng
tìm các nguồn vốn khác trên thị trường tài chính.
- Có lợi thế hơn so với phát hành trái phiếu
2
- Thiết lập mối quan hệ tốt với ngân hàng
3.1.2. Các phương thức cho vay trung dài hạn của ngân hàng
3.1.2.1. Cho vay thông thường
Khoản vay này dùng để đáp ứng nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị, nhu cầu tài trợ
cho TSLĐ thường xuyên hay thanh toán các khoảng nợ của doanh nghiệp, tiền vay được
thanh toán dần cho ngân hàng theo định kỳ. Số tiền thanh toán định kỳ có thể đều nhau,
không đều nhau hay kỳ cuối nhiều hơn.
3.1.2.2. Tín dụng tuần hoàn
Tín dụng tuần hoàn là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cam kết chính thức
dành cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong thời hạn nhất định, có thể từ 1-3 năm
hay 5 năm, song thời hạn nợ ký kết trong hợp đồng thường ngắn (khoảng 3 tháng) và nếu
khách hàng thực hiện tốt các điều khoản của hợp đồng tín dụng thì cam kết hạn mức sẽ
được tiếp tục. Loại tín dụng này thường dùng để tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng TSLĐ hay
thay thế các khoản nợ ngắn hạn tới kỳ thanh toán.
3.1.3. Nguồn vốn và điều kiện cho vay trung dài hạn của ngân hàng
3.1.3.1. Nguồn vốn để cho vay trung dài hạn
Để đáp ứng các nhu cầu vay vốn trung dài hạn của nền kinh tế, các ngân hàng
thường sử dụng các nguồn sau :
- Một phần vốn tự có và quỹ dự trữ của ngân hàng
3
- Nguồn vốn huy động của dân cư dưới hình thức phát hành trái phiếu ngân hàng,
hoặc tiền gửi định kỳ dài hạn.
- Nguồn huy động ngắn hạn định kỳ với điều kiện phải tính toán, xem xét để trích ra
một tỷ lệ phần trăm nhất định nào đó tuỳ thuộc vào sự biến động của quá trình gửi và rút
tiền của khách hàng nhằm tạo một nguồn ổn định lâu dài để cho vay trung dài hạn.
- Vốn tài trợ uỷ thác của chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước.
- Vốn vay nợ nước ngoài.
3.2.3.2. Điều kiện để được vay vốn trung - dài hạn
Để được vay vốn trung dài hạn ngoài những qui định chung, tùy từng ngân hàng có
thêm điều kiện bổ sung nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay trung dài hạn, thông
thường, khách hàng cần có những điều kiện sau:
- Đơn đề nghị vay vốn,
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật ,dự án đầu tư và phương án sử dụng vốn, bảng tính
toán hiệu quả của dự án.
- Xuất trình các báo cáo về tình hình tài chính của các năm trước.
Ngân hàng cho vay xem xét kỹ các tài liệu nhằm đánh giá đầy đủ khả năng của đơn
vị vay vốn trước khi quyết định cho vay. Khả năng sinh lời của dự án, thị trường sản phẩm
mà dự án cung cấp về phạm vi, số lượng, giá cả, khả năng cạnh tranh...tính ổn định trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn. Các doanh nghiệp có hệ thống sản xuất
hiện đại, công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm mới sẽ được ưu tiên xét cho vay trung dài
4
hạn. Ngoài ra cần phải xem xét đến khả năng năng lực của bộ máy quản lý lãnh đạo của
doanh nghiệp, văn hoá xã hội liên quan đến dự án đầu tư.
3.1.4. Kỹ thuật tính toán và xác định các yếu tố trong hợp đồng cho vay trung
dài hạn
3.1.4.1. Nguồn trả nợ của các khoản cho vay trung dàI hạn
Khác với cho vay ngắn hạn, nguồn trả nợ của các khoảng cho vay trung dài hạn là
khấu hao của tài sản hình thành từ vốn vay, lợi nhuận do dự án đầu tư mang lại và các
nguồn thu nhập khác.
Ngân hàng phân tích khả năng trả nợ của khách hàng bằng cách sử dụng phương
pháp nguồn trả nợ khả dụng (Funds Available To Service Additional Term loan Approach
- FATSATL). Nội dung của phương pháp này trình bày như sau:
FATSATL = (ATX +NCC) - D - FX - CMLTD - INT - WC
Trong đó:
- FATSATL: nguồn khả dụng để thanh toán khoản vay trung dài hạn mới
- ATX: Lợi nhuận sau thuế : dùng thông tin lợi nhuận sau thuế ở năm hiện tại, bình
quân một số năm trong quá khứ (3 -5 năm) hay lợi nhuận dự đoán tương lai là tuỳ theo
từng ngân hàng và tuỳ theo từng tình huống cụ thể
- NCC: Các khoản chi phí không chi bằng tiền như khấu hao và thay đổi trong các
khoản thuế bị trì hoãn
5
- D: các khoản chia cổ tức
- FX: các khoản chi tiêu để mua sắm TSCĐ có giá trị nhỏ
- CMLTD: Các khoản nợ dài hạn đến hạn trong kỳ này
- INT: Lãi phải trả cho khoản cho vay mới
- - WC: Giá trị gia tăng trong TSLĐ thường xuyên.
...