Danh mục

ChƯƠNG 4: NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM

Số trang: 67      Loại file: ppt      Dung lượng: 255.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc sử dụng phạm trù âm dương đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Đứng trước thế giới bao la, muôn màu muôn vẻ, con người khao khát và cần phải hiểu được chúng để tồn tại. Sự hiểu biết đầu tiên là phân loại, nhận diện mọi thứ gần, xa có liên quan đến cuộc sống con người....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ChƯƠNG 4: NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM Chương 4: NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM 4.1. Văn hoá nhận thức 4.1.1 Nhận thức về vũ trụ: Triết lý Âm- Dương Việc sử dụng phạm trù âm dương đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Đứng trước thế giới bao la, muôn màu muôn vẻ, con người khao khát và cần phải hiểu được chúng để tồn tại. Sự hiểu biết đầu tiên là phân loại, nhận diện mọi thứ gần, xa có liên quan đến cuộc sống con người. Trước hết, người ta nhận thấy có hai thứ: Trời và Đất. Mẹ và Cha, và nhiều cặp đôi khác, gọi chung là cặp Âm - Dương. Ý nghĩa khởi đầu của hai chữ Âm Dương là: Dương là nơi có ánh sáng mặt Trời rọi tới, nên sáng sủa ấm áp. Âm là phần bị khuất ánh sáng mặt Trời,nên tối đen lạnh lẽo. Như vậy, khi ta đặt một vật dưới ánh sáng mặt Trời thì: Phần vật bên phía ánh sáng được gọi là Dương. Phần vật phía sau, chỗ bóng tối là Âm. Trước hết, âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại phổ biến trong các sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên. Âm dương đối lập, mâu thuẫn nhau trên nhiều phương diện. Về tính chất: dương thì cứng, nóng, âm thì mềm, lạnh. Về đường đi lối về: dương là thăng (đi lên), âm là giáng (đi xuống), cái này đi ra thì cái kia đi vào, cái này dịch sang bên trái, thì cái kia dịch sang bên phải. Khi dương phát triển đến thái dương thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu dương rồi, khi âm phát triển đến thái âm thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu âm rồi. Sở dĩ gọi là âm vì trong nó phần âm lấn phần dương, sở dĩ gọi là dương vì trong nó phần dương lấn phần âm. Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau. Sách Lão Tử viết: “Phúc là chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc”. Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản. Đó là quy luật về bản chất của các thành tố và quy luật về quan + Quy luật về bản chất của các thành tố Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý âm dương là: không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật khác. Ví dụ về trong âm có dương: đất lạnh nên thuộc âm nhưng càng đi sấu xuống lòng đất thì càng nóng; về trong dương có âm: nắng nóng thuộc dương, nhưng nắng nhiều sẽ có mưa nhiều (hơi nước bay lên) làm nên mưa lạnh thuộc âm. Chính vì thế mà việc xác định tính âm dương của các cặp đối lập thường dễ dàng. Nhưng đối với các vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên có hai hệ quả để giúp cho việc xác định tính âm dương của một đối tượng: *Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì trước hết phải xác định được đối tượng so sánh. Màu trắng so với màu đỏ thì là âm, nhưng so với màu đen thì là dương. Ta có thể xác lập được mức độ âm dương cho nhiều hệ; ví dụ, về màu sắc thì đi từ âm đến dương ta có đen-trắng- xanh-vàng-đỏ (đất đen sinh ra mầm lá trắng, lớn lên thì chuyển thành xanh, lâu dần chuyển thành lá vàng và cuối cùng thành đỏ) * Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì phải xác định được cơ sở so sánh. Ví dụ, nước so với đất thì, về độ cứng thì nước là âm, đất là dương; nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là âm. Quy luật về quan hệ giữa các thành tố Quy luật về quan hệ giữa các thành tố của triết lý âm dương là: âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau, âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm. Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,... luôn chuyển hóa cho nhau. Cây màu xanh từ đất đen, sau khi lớn chín vàng rồi hóa đỏ và cuối cùng lại rụng xuống và thối rữa để trở lại màu đen của đất. Từ nước lạnh (âm) nếu được đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại, nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (thành dương). * Triết lý âm dương trong tính cách của người Việt Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời về trồng lúa nước, việc sinh sôi nảy nở của hoa màu cũng như của con người là sự tồn tại của chính dân tộc. Vì vậy triết lý Âm – Dương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của đại bộ phận dân cư. Những quan niệm, lối sống, ảnh hưởng của triết lý ÂM – Dương ngày nay vẫn còn in đậm dấu ấn trong đời sống thường nhật. Thứ nhất: Ở người Việt Nam tồn tại từ tư duy đến cách sống là sự tồn tại cặp đôi, đây là đặc trưng chung và phổ biến nhất. Các dân tộc trên thế giới luôn có vật tổ (Totem) như người theo đạo hôi, con gà trống Gaulois ở pháp... thì ở Việt Nam lại là hình tượng cặp đôi Tiên – Rông (người ta thường nói con Rồng cháu Tiên). Dấu ấn này mang âm hưởng từ thời xa xưa. Ở Việt Nam mọi thứ th ...

Tài liệu được xem nhiều: