Thông tin tài liệu:
1. Nhiệm vụ của khối điều khiển . z Như tên gọi của nó thì khồi điều khiển làm nhiệm vụ điều khiển mọi sự hoạt động của máy, bao gồm các điều khiển như sau : - Điều khiển mở nguồn . - Điều khiển duy trì nguồn . - Điều khiển mở nguồn cho kênh thu và kênh phát tín hiệu . - Điều khiển quá trình nạp Pin - Điều khiển quá trình mã hoá và giải mã tín hiệu - Kiểm soát tín hiệu đưa ra...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 4: Tổng quát về khối điều khiển www.hocnghe.com.vn 1 - Tổng quát về khối điều khiển 1. Nhiệm vụ của khối điều khiển . Như tên gọi của nó thì khồi điều khiển làm nhiệm vụ điều khiển mọi sự hoạt động của máy, bao gồm các điều khiển như sau : - Điều khiển mở nguồn . - Điều khiển duy trì nguồn . - Điều khiển mở nguồn cho kênh thu và kênh phát tín hiệu . - Điều khiển quá trình nạp Pin - Điều khiển quá trình mã hoá và giải mã tín hiệu - Kiểm soát tín hiệu đưa ra màn hình LCD - Kiểm soát mã quét bàn phím - Kiểm soát SIM Card - Điều khiển sự hoạt động của Camera - Điều khiển cấp nguồn cho khối hồng ngoại, Bluetooth - Điều khiển tín hiệu báo dung, chuông, led . Biểu hiện khi hỏng khối điều khiển là gì ? Tuỳ theo các mức độ hư hỏng mà dẫn đến mất một trong các chức năng ở trên , vì vậy khi hỏng khối điều khiển có thể dẫn tới một trong các hiện tượng sau : - Máy không mở được nguồn - Mở lên nguồn nhưng không duy trì, lên nguồn rồi tắt . - Máy hỏng thu, mất sóng . - Máy hỏng phát . - Mất tín hiệu đưa ra màn hình LCD, hoặc tín hiệu trên màn hình bị sai với thiết kế của máy . - Mất tác dụng của bàn phím hoặc mất tác dụng của một sốxuanvinh_0912421959 Tài liệu này đã đăng ký bản quyềnwww.hocnghe.com.vn phím - Máy không nhận SIM hoặc báo lỗi SIM - Không sử dụng được Camera - Không sử dụng được hồng ngoại hay Bluetooth - Mất tín hiệu âm báo như Dung - Chuông - hay đèn Led . => Trong các hiện tượng hỏng khối điều khiển thì hiện tượng máy không lên nguồn và nguồn không duy trì là hay gặp nhất . 2. Các thành phần trong khối điều khiển CPU ( Center Processor Unit - Đơn vị xử lý trung tâm) còn gọi là IC vi xử lý. - CPU hoạt động theo các mã lệnh được lập trình sẵn nạp vào trong bộ nhớ , CPU sẽ không hoạt động được nếu không có phần mềm nạp trong bộ nhớ Memory. - Trong điện thoại, CPU là linh kiện nhiều chân nhất, chân có mật độ dầy và là linh kiện khó thay thế nhất . IC vi xử lý Memory : là tập hợp của các bộ nhớ bao gồm : - ROM ( Read Olly Memory ) đây là bộ nhớ chỉ đọc, dữ liệu trong bộ nhớ này được nhà sản xuất nạp sẵn, bộ nhớ ROM có nhiệm vụ lưu giữ các trình điều khiển, các lệnh khởi động máy . - Với máy Samsung thì ROM là IC riêng có 8 chân - Một số máy khác ROM có thể tích hợp vào trong FLASH - Với NOKIA dòng DCT4 hoặc cao hơn thì ROM lại được tích hợp trong IC nguồn, vì vậy khi thay IC nguồn NOKIA ta phải viết lại dữ liệu vào ROM thì máy mới có thể hoạt động được ( Gọi là quá trình đồng bộ IC nguồn ) - FLASH : Là IC nhớ có tốc độ nhanh dùng để nạp các phần mềm điều khiển máy như Hệ điều hành , vi xử lý khi hoạt động sẽ truy cập và lấy ra các phần mềm điều khiển máy trong IC nhớ FLASH => qua giải mã tạo ra các lệnh điều khiển => điều khiển các bộ phận khác của máy hoạt động . Nếu có vấn đề gì ở bộ nhớ FLASH thì máy sẽ không hoạt động động được, thông thường khi hỏng FLASH thì máy không duy trì nguồn . - Quá trình chạy phần mềm là xoá và nạp lại các thông tin trên bộ nhớ FLASH , nếu hỏng IC nhớ FLASH thì bạn không thể chạy được phần mềm .xuanvinh_0912421959 Tài liệu này đã đăng ký bản quyềnwww ...