Trong quá trình quang hợp thực vật cần nhiều vật chất dinh dưỡng để tổng hợp chất
hữu cơ và sinh trưởng, trong số các nguyên tố cần thiết cho thực vật thì trong nước chỉ
có vài nguyên tố có thể đáp ứng đủ nhu cầu (oxy và hydro), các nguyên tố còn lại đều
có hàm lượng rất thấp so với nhu cầu của thực vật. Do đó, thực vật thường tăng cường
hấp thu và dự trữ các nguyên tố đó để phục vụ cho quá trình sinh trưởng cũng như
tổng hợp chất hữu cơ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 5: Dinh dưỡng và các quá trình sinh học
Dinh dưỡng và các quá trình sinh học
CHƯƠNG 5
DINH DƯỠNG VÀ CÁC QUÁ TRÌNH SINH HỌC
1 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG THỰC VẬT Ở BIỂN VÀ NƯỚC NGỌT
Trong quá trình quang hợp thực vật cần nhiều vật chất dinh dưỡng để tổng hợp chất
hữu cơ và sinh trưởng, trong số các nguyên tố cần thiết cho thực vật thì trong nước chỉ
có vài nguyên tố có thể đáp ứng đủ nhu cầu (oxy và hydro), các nguyên tố còn lại đều
có hàm lượng rất thấp so với nhu cầu của thực vật. Do đó, thực vật thường tăng cường
hấp thu và dự trữ các nguyên tố đó để phục vụ cho quá trình sinh trưởng cũng như
tổng hợp chất hữu cơ.
Bảng 5-1. Tỉ lệ các yếu tố cần thiết cho sinh trưởng trong mô của các thực vật nước
ngọt (nhu cầu), trung bình trong thủy vực trên thế giới (cung cấp) và tỉ lệ
của hàm lượng đòi hỏi so với khả năng đáp ứng.
Hàm lượng trung Nguồn cung cấp Tỉ lệ trung bình chứa
bình chứa trong thực trung bình trong trong thực vật: nguồn
Nguyên tố vật hoặc nhu cầu (%) các thủy vực (%) cung cấp
Oxy 80,5 89 1
Hydro 9,7 11 1
Carbon 6,5 0,0012 5.000
Silicon 1,3 0,00065 2.000
Nitơ 0,7 0,000023 30.000
Canxi 0,4 0,0015 Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
trình xói lở vật chất dinh dưỡng được nước mưa mang vào thủy vực. Vật chất dinh
dưỡng cũng được đưa vào thủy vực theo con đường cấp nước hoặc lắng tụ từ không
khí và từ quá trình cố định đạm.
Một nguồn cung cấp dinh dưỡng khá quan trọng cho thủy vực khác đó là nguồn nội
tại bao gồm; quá trình phân hủy và khoáng hóa xác chết của sinh vật trong thủy vực
làm tăng dinh dưỡng cho môi trường nước; sự bài tiết của động vật thủy sinh cũng
góp phần cung cấp dinh dưỡng, đặc biệt là các hệ sinh thái nhân tạo như ao nuôi tôm,
cá thâm canh; vật chất dinh dưỡng lắng tụ trong nền đáy bị khuấy động do hiện tượng
đối lưu, do sóng gió, dòng chảy hay hiện tượng nước trồi cũng làm tăng vật chất dinh
dưỡng trong tầng nước.
Vật chất dinh dưỡng trong thủy vực có thể bị mất đi do sự bốc hơi, trao đổi nước, lắng
tụ trong nền đáy hay quá trình hấp thụ sinh học.
Bảng 5-2. Nguồn và quá trình các yếu tố dinh dưỡng đi vào môi trường nước
Nguồn Quá trình
Ngoại lai (Allochthonous)
Địa quyển xói lở, phong hóa, chảy tràn
Khí quyển bụi, mưa, cố định đạm
Thủy quyển cấp nước
Sinh quyển phân hủy, khoáng hóa
Nội tại (Autochthonous)
Detritus Phân hủy
Phù sa Bị khuấy động
Chất bài tiết Bài tiết của động vật và sự tiết của thực vật
3 CHU TRÌNH DINH DƯỠNG TRONG THỦY VỰC
Những chu trình dinh dưỡng chủ yếu gồm: Carbon (Hình 5-1), Nitrogen (Hình 5-2);
Phosphorus (Hình 5-3), chu trình Sulfur (Hình 5-4)
3.1 Chu trình carbon
3.1.1 Quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ trong thủy vực
Bước khởi đầu chu trình Carbon là quá trình quang hợp tổng hợp nên vật chất hữu cơ
trong thủy vực được tiến hành nhờ nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng).
Thực vật ở nước hấp thu nguồn năng lượng này thực hiện quá trình quang hợp theo
phương trình tổng quát sau:
Ánh sáng
6CO + 6H →C 6H 12O 6 + 6O2
O Chlorophyll
2 2
68
Dinh dưỡng và các quá trình sinh học
Thực vật ở nước tham gia vào quá trình này có thành phần rất đa dạng và phân bố
khác nhau trong thủy vực, nhưng nhìn chung phần lớn là thực vật phù du, thực vật bậc
cao chỉ có vai trò ở những vùng gần bờ.
Nguồn chất vô cơ ban đầu được thực vật ở nước sử dụng để tổng hợp nên các hợp
chất hữu cơ là khí CO 2 và H 2O và các muối khoáng của N, P, K, S, Si, Fe, Mn, Ca,
Mg, Zn, Cu,... các chất này luôn luôn được bổ sung vào thủy vực từ các quá trình
phân hủy xác bã sinh vật hay do sự tác động của con người.
Cùng với giới thực vật, các vi khuẩn quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng cũng có khả
năng góp phần vào việc tổng hợp các chất hữu cơ trong thủy vực. Tuy nhiên, theo sự
hiểu biết của con người thì sự tham gia của các loại vi khuẩn này vào việc tạo ra chất
hữu cơ là rất nhỏ, bởi vì cả vi khuẩn quang tự dưỡng lẫn hóa tự dưỡng đều chỉ có thể
sinh sản mạnh trong điều kiện mà tương đối ít khi xuất hiện trong các thủy vực. Tất cả
vi khuẩn có khả năng quang hợp không thể phân hủy nước và giống như những cơ thể
yếm khí bắt buộc hoặc vi ưa khí, chúng không thể cư trú ở khu vực giàu oxy. Ngoài
ra, chúng cần có đủ ánh sáng và có chất cho hydro thích hợp, đối với vi khuẩn màu
lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía thì đó là sulfurhydro (H 2S), còn đối với các vi
khuẩn quang hợp khác thì đó là acid hữu cơ hoặc các chất hữu cơ khác. Trong thủy
vực rất ít khi có tất cả các điều kiện này.
Cơ chế quang hợp ở vi khuẩn quang hợp không hoàn toàn giống với cơ chế quang hợp
ở thực vật hay ở vi khuẩn lam. Vi khuẩn quang hợp tiến hành quang hợp trong điều
kiện yếm khí và không sinh ra oxy, chúng tiến hành oxy hóa một chất cho điện tử
chẳng hạn như hợp chất lư ...