Mục tiêu: Chương này sẽ nghiên cứu những nét đặc thù trong hoạt động nông nghiệp, từ đó
vận dụng các phương pháp cho vay và thẩm định đề nghị vay vốn thích hợp đối với khách hàng là hộ
gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nghiên cứu cách thức cho vay và thẩm định
đối với hộ nông dân, một hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 5 Phân tích tín dụng và cho vay nông nghiệp nông thôn
CHƯƠNG V. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG VÀ CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
Mục tiêu: Chương này sẽ nghiên cứu những nét đặc thù trong hoạt động nông nghiệp, từ đó
vận dụng các phương pháp cho vay và thẩm định đề nghị vay vốn thích hợp đối với khách hàng là hộ
gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nghiên cứu cách thức cho vay và thẩm định
đối với hộ nông dân, một hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu hiện nay.
Nội dung:
5.1. CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
5.1.1. Đặc điểm trong cho vay nông nghiệp nông thôn
- SXNo là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng và cơ bản của nền kinh tế quốc
dân. Khác với các ngành sản xuất khác, nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học, phụ thuộc rất lớn vào
điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, do trình độ dân trí còn thấp và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật chưa
đủ mạnh để chế ngự thiên tai nên kết quả của SXNo không chắc chắn như công nghiệp và dịch vụ.
Đây là lý do giải thích tại sao lãi suất cho vay NNNT thường có lãi suất cao hơn so với các ngành nghề
khác, đồng thời cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
- Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thường khó khăn, giá cả lại thiếu ổn định. Điều này gây
khó khăn cho người sản xuất. Để phát triển kinh tế NNNT, cần phải có nhiều hình thức tín dụng
nhằm giúp đỡ nông dân nâng cao năng suất, hạn chế rủi ro. Vì vậy, bên cạnh TDNH, cần có tín dụng
ưu đãi của Nhà nước.
- Năng suất lao động nông nghiệp ở nước ta còn thấp, lợi nhuận của ngành nông nghiệp còn
thấp, tính rủi ro cao. Do vậy, lãi suất cao sẽ dẫn đến người sản xuất không dám vay vốn ngân hàng,
còn nếu lãi suất thấp, ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, lãi suất trong cho vay NNNT cần phải xác
định linh hoạt.
- Địa bàn SXNo rộng, phân tán, sản phẩm đa dạng, tính chuyên môn hoá thấp và diễn ra theo
hình thức xen canh, mùa vụ, dễ gặp nhiều tình huống bất ngời xảy ra. Hơn nữa, phần lớn món vay
nhỏ, số lượng khách hàng đi vay nhiều. Vì vậy, việc thẩm định, giải ngân và theo dõi nợ vay cũng như
thu hồi nợ cần phải khác với các lĩnh vực cho vay công nghiệp, dịch vụ, hay nói cách khác, cần phải có
thức và phương thức cho vay linh hoạt.
Tóm lại, đối tượng của tín dụng NNNT bao gồm các chi phí sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,
chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí mua sắm máy móc nông, ngư nghiệp, chi phí đầu tư, cải tạo đất,
đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn,....
Đây là đối tượng đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro (cả khách quan lẫn chủ quan) đồng thời chi phí
nghiệp vụ cho vay cũng khá lớn. Vì vậy, cần phải xác định đối tượng cho vay, phương thức cho vay và
lãi suất vay phù hợp để đáp yều cầu về vốn của người sản xuất nông nghiệp, vừa đảm bảo hiệu quả
hoạt động kinh doanh của chính bản thân ngân hàng.
5.1.2. Các phương thức tổ chức cho vay nông nghiệp nông thôn
5.1.2.1. Cho vay trực tiếp
Cho vay trực tiếp là quan hệ tín dụng trong đó khách hàng có nhu cầu về vốn giao dịch trực tiếp
với ngân hàng để vay và trả nợ. Với phương thức này, việc cấp tin dụng có thể thực hiện song
phương hay đa phương. Với phương thức đa phương, ngoài ngân hàng và khách hàng còn có bên thứ 3
là những nhà cung ứng đầu vào hay các nhà chế biến, bao tiêu nông sản. Phương thức cho vay này sẽ
giúp ngân hàng giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay.
5.2.2.2. Cho vay bán trực tiếp
Với đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và cho vay đối với lĩnh vực này, cần có
phương thức cho vay phù hợp. Trên thế giới cung như ở Việt Nam hiện nay có các phương thức cho
vay bán trực tiếp như sau:
- Cho vay theo tổ hợp tác vay vốn. Với phương thức này, thường từ 10 đến 40 hộ nông dân
thành lập một tổ hợp tác vay vốn (đặc điểm của tổ là cùng thôn, cùng nuôi trồng một cây con hoặc
cùng giống nhau về mục đích vay vốn, tổ phải được thành lập tự nguyện và bầu ra tổ trượng để đại
diện pháp lý trong giao dịch với ngân hàng). Trên cơ sơ quy định cho vay của ngân hàng, các tổ viên làm
giấy đề nghị vay vốn, tổ tiến hành họp và xét theo các điều kiện và nhất trí về số tiền vay. Sau đó tổ
trưởng tập hợp lại và gởi tới ngân hàng cùng các giấy tờ khác. Nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành thẩm
định và thông báo số tiền vay của từng hộ và cho cả tổ. Tổ trưởng là người trực tiếp nhận tiền vay,
theo dõi nợ vay và thu nợ để chuyển trả cho ngân hàng. Tính trực tiếp trong phương thức này thể hiện:
những hộ nông dân của tổ hợp tác thực chất là khách hàng của ngân hàng, ngân hàng thẩm định cho vay
theo từng nhu cầu và điều kiện của mỗi hộ và từng hộ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc hoàn
trả số tiền được vay. Tính gián tiếp ở chỗ, ngân hàng không làm việc trực tiếp với từng khách hàng mà
thông qua tổ trưởng tổ hợp tác, các thành viên trong tổ gián tiếp chịu trách nhiệm về tính hợp lý của
các khoản vay và khả năng hoàn trả nợ của các thành viên khác trong tổ.
- Cho vay theo tổ liên danh, liên đới vay vốn. Cách thành lập của tổ này cũng giống như tổ hợp
tác vay vốn. Tuy nhiên, theo kiểu tổ chức này, mỗi thành viên trong tổ phải trực tiếp chịu trách nhiệm
trước việc hoàn trả nợ đúng hạn của các thành viên còn lại trong tổ. Khi chưa trả hết nợ, ngân hàng sẽ
không cho tổ vay món mới. Phương thức này thường áp dụng cho những món cho vay lớn, thời gian
vay dài.
Lợi ích của cho vay bán trực tiếp:
- Ngân hàng : giảm thời gian nhận và thẩm định hồ sơ vay, giảm áp lực mang tính thời vụ, thực
hiện kiểm soát có trọng tâm , giảm chi phí nghiệp vụ.
- Đối với khách hàng : Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giao dịch, quan tâm hơn
nữa về hiệu quả sử dụng vôn vay, tạo không khí đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sản xuất, phát triển sản
xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
5.1.2.3. Cho vay gián tiếp
Trong phương thức cho vay này, ngân hàng cấp tín dụng cho các hộ gia đình, trang trại thông
qua 1 tổ chức trung gian. Tổ chức trung gian này thường là các nhà cung ...