Danh mục

Chương 6 Chuyển hoá vật chất và năng lượng, Điều hoà thân nhiệt

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 514.57 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyển hoá vật chất và năng lượng, Điều hoà thân nhiệt6.1. Ý nghĩa của chuyển hoá vật chất và năng lượngChuyển hoá vật chất là tổng hợp của hai quá trình đồng hoá và dị hoá: Sự đồng hoá: Các thức ăn lấy ở môi trường ngoài vào thường phải biến đổi tương đối phức tạp mới thành chất riêng của tế bào.Tất cả quá trình biến đổi từ chất đơn giản được máu đưa tới tế bào thành những chất hữu cơ phức tạp gọi là sự đồng hoá. Trong quá trình này tế bào phát triển và tích...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 6 Chuyển hoá vật chất và năng lượng, Điều hoà thân nhiệt Chương 6 Chuyển hoá vật chất và năng lượng, Điều hoà thân nhiệt 6.1. Ý nghĩa của chuyển hoá vật chất và năng lượng Chuyển hoá vật chất là tổng hợp của hai quá trình đồng hoá và dị hoá: Sự đồng hoá: Các thức ăn lấy ở môi trường ngoài vào thường phải biến đổi tương đốiphức tạp mới thành chất riêng của tế bào.Tất cả quá trình biến đổi từ chất đơn giản đượcmáu đưa tới tế bào thành những chất hữu cơ phức tạp gọi là sự đồng hoá. Trong quá trìnhnày tế bào phát triển và tích trữ thêm năng lượng. Sự dị hoá: Các chất tạo thành trong tế bào cũng luôn luôn phân giải thành những chấtđơn giản hơn như CO2, urea và nhiều chất thải khác. Đồng thời năng lượng tiềm tàngtrong các chất bị phân giải cũng được giải phóng thành nhiệt năng và các dạng nănglượng khác cần cho sự hoạt động của các cơ quan. Các quá trình phân giải vật chất phứctạp để giải phóng năng lượng như thế gọi là sự dị hoá. Đồng hoá và dị hoá luôn luôn được tiến hành song song với nhau theo hai chiều tráingược và liên hệ chặt chẽ với nhau: đồng hoá thì lấy những chất bên ngoài đưa vào cơ thểđể tạo thành chất hữu cơ đặc trưng, dị hoá thì thải những chất trong cơ thể ra ngoài thànhnhững chất đơn giản. Đồng hoá tích năng lượng vào cơ thể, dị hoá giải phóng năng lượngra. Cơ thể có đồng hoá mới bù được những chất đã phân giải trong lúc dị hoá. Sự liên hệ giữa hai hiện tượng này chặt chẽ đến nỗi không thể xem là hai hiện tượngriêng biệt mà như hai mặt của một quá trình duy nhất là chuyển hoá vật chất. Chuyển hoá vật chất là biểu hiện của sự sống. Nhờ chuyển hoá vật chất mà sinh vậtluôn luôn lấy được chất mới làm cơ thể lớn lên và phát triển. Nếu sự chuyển hoá ngừngthì cơ thể chết. Những chất mà cơ thể sống trao đổi với môi trường thuộc hai loại: loạicung cấp chất kiến tạo lẫn năng lượng là protid, lipid và glucid; loại chỉ cung cấp chấtkiến tạo là nước, muối khoáng và vitamin. 6.2. Chuyển hoá vật chất 6.2.1 Chuyển hoá glucid 6.2.1.1.Chuyển hoá glucid trong cơ thể (hình 6.1)Trong cơ thể, nồng độ glucose trong máu không đổi 0,1 - 0,12g%. Sau khi được hấp thuở ruột, các monosaccharide theo máu đến các tổ chức để được tổng hợp thành glycogencần cho sự xây dựng nguyên sinh chất. Kho dự trữ glycogen chủ yếu là gan và cơ, ở gandự trữ 82% glycogen của cơ thể. ỐNG TIÊU HOÁ GAN CÁC MÔ Protid acid amin Các acid béo Chất béo Glycogen Glycogen Glycerin Tinh bột Glucose Glucose CO2 +H2O Hình 6.1. Sơ đồ chuyển hoá glucid - Glucid là nguồn năng lượng chủ yếu cơ thể dùng để sinh hoạt và sản xuất công. Mộtphần lớn protid và lipid trước khi bị phân huỷ hoàn toàn thường biến thành glucid trongcơ. Ngoài ra sản phẩm phân huỷ của protid và lipid từ ống tiêu hoá sẽ đến gan và biếnthành glycogen. Trao đổi glucid ảnh hưởng lớn đến trao đổi protid, lipid và nước. - Glucid rất dễ bị phân huỷ, sự phân huỷ glucid giữ cho nhiệt độ cơ thể không đổi và lànguồn năng lượng chủ yếu của cơ. - Glucid cần cho sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Nếu lượng đường trongmáu giảm thì nhiệt độ cơ thể sẽ hạ xuống, cơ sẽ yếu, hoạt động thần kinh bị biến loạn(trường hợp bị choáng hạ đường huyết, đường huyết hạ ở mức 45mg% ). - Trong các tổ chức, một phần nhỏ glucid do máu đưa đến được dùng để phóng thíchnăng lượng. Nguồn trao đổi glucid ở tổ chức chủ yếu là glycogen. Lúc cơ làm việc, cơdùng dự trữ glycogen chứa ngay trong cơ. Chỉ khi nào dự trữ ấy hết, mới bắt đầu dùngthẳng glucose do máu đưa đến (glucose được giải phóng từ glycogen trong gan). Lúc thôilàm việc cơ lại tiếp tục tích trữ glycogen từ glucose của máu, gan lại thu nhậnmonosaccharid từ ống tiêu hoá đưa lại, đồng thời phân huỷ protid và lipid để xây dựng lạidự trữ glycogen của mình. Sự phân huỷ glucose trong cơ thể có thể xảy ra mà không cầnđến O2 (phân huỷ thành a.lactic) hoặc có O2 thành CO2 và nước. Sự phân huỷ glucidkhông cần O2, có acid phosphoric tham gia rất quan trọng đối với hoạt động của cơ. Nếutrong thức ăn thiếu glucid thì cơ thể có thể chuyển hoá để tạo glucid từ protid và lipid. 6.2.1.2. Nhu cầu và ý nghĩa chuyển hoá của glucidTrong các loại thức ăn thì glucid là nguồn năng lượng dễ kiếm và rẻ tiền nhất, lại đượchấp thu và tiêu hoá dễ dàng, với một khối lượng lớn. Khi cơ thể không có đủ glucid thì sựoxy hoá quá nhiều mỡ để có năng lượng cho hoạt động sống sẽ làm sản sinh nhiều thểceton gây toan huyết. Khi không đủ glucid, cơ thể phân huỷ nhiều protein tổ chức, sinh ranhiều amoniac, độc đối với cơ thể. Một gam glucid khi được oxy hoá cho 4,1 kcalo. 6.2.1.3. Tóm tắt vài điểm về chuyển hoá glucid - Giai đoạn I: Dị hoá polysaccharid thành glucose. - Giai đoạn II: Dị hoá glucose đến acid pyruvic gọi là đường phân (yếm khí). Đườngphân bao gồm ...

Tài liệu được xem nhiều: