Danh mục

Chương 6: Pháp luật về phá sản doanh nghiệp

Số trang: 72      Loại file: ppt      Dung lượng: 257.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo ngôn ngữ chung ở nhiều quốc gia, thuật ngữ “phá sản” đều được sử dụng để diễn tả tình trạng khó khăn về tài chính của một chủ doanh nghiệp mà biểu hiện cụ thể của tình trạng đó là sự mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Ở Việt Nam, cùng với thuật ngữ “phá sản” thì người ta còn dùng các từ: “khuynh gia, bại sản”, “khánh kiệt”, “ vỡ nợ” hay “ sập tiệm” để chỉ tình trạng tài chính trầm trọng của người mắc nợ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 6: Pháp luật về phá sản doanh nghiệp CHƯƠNG 6 PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Văn bản pháp luật: Luật phá sản 2004; Người biên soạn: TSKH. LS.Đặng Công Tráng Chủ nhiệm Bộ môn pháp luật ĐHCNTP.HCM I. Vai trò của pháp luật về phá sản trongnền kinh tế thị trường: 1. Khái quát về phá sản: Theo ngôn ngữ chung ở nhiều quốc gia,thuật ngữ “phá sản” đều được sử dụng để diễntả tình trạng khó khăn về tài chính của một chủdoanh nghiệp mà biểu hiện cụ thể của tình trạngđó là sự mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Ở Việt Nam, cùng với thuật ngữ “phá sản”thì người ta còn dùng các từ: “khuynh gia, bạisản”, “khánh kiệt”, “ vỡ nợ” hay “ sập tiệm” đểchỉ tình trạng tài chính trầm trọng của người mắc nợ. Nói cụ thể hơn, dù có thể được sử dụng ởcác ngữ cảnh khác nhau song những từ đồngnghĩa này đều diễn tả tình trạng mất khả năngthanh toán nợ đến hạn của người mắc nợ khi cóyêu cầu. Dưới góc độ pháp lý, phá sản được đề cậpnhư là một thủ tục xử lý tình trạng mất khả năngthanh toán nợ của một chủ thể do Toà án tiếnhành. TỔNG GIÁ TRỊ TỔNG NỢ ĐẾN TÀI SẢN HẠN Thông qua thủ tục này tất cả các chủ nợđều có cơ hội tham gia vào việc thanh toán nợ vàđều được nhận một phần nợ theo tỷ lệ tươngứng trong khối nợ chung. Như vậy, trong thủ tục phá sản thì tất cảcác chủ nợ đều bình đẳng về quyền đòi nợnhưng chỉ một phần yêu cầu thanh toán nợ củahọ được thoả mãn. Trong nền KTTT phá sản DN là một hiệntượng kinh tế khách quan. Bởi vì: - DN về thực chất cũng là một thực thể xãhội. Cho nên, cũng có việc sinh ra, có phát triểnvà có diệt vong. - Nền KTTT với đa hình thức sở hữu, đathành phần kinh tế hoạt động kinh doanh theo sựtác động của các qui luật của KTTT, trong đó cóqui luật cạnh tranh. Tất yếu sẽ có DN chiếm lĩnhthị trường và cũng có DN kinh doanh đình đốn, nợnần, mất khả năng chi trả và lâm vào tình trạngphá sản. - Trong hoạt động kinh doanh cái mà DN thuđược cũng là lợi nhuận nhưng đồng thời DNcũng phải chịu rủi ro. Theo thông kê của Ngânhàng thế giới thì tỷ lệ rủi ro là ¼. Lý do có thểdo năng lực quản lý, thiếu khả năng thích ứng… Phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậuquả kinh tế xã hội nhất định. Nhưng xét về mặtkinh tế Phá sản cũng là một giải pháp hữuhiệu trong việc “cơ cấu lại” nền kinh tế, gópphần duy trì sự tồn tại của những DN đủ sứcđứng vững trong điều kiện cạnh tranh. 2. Phân loại phá sản. */ Phá sản trung thực và phá sản gian trá Sự phân biệt hành vi trung thực hay gian tráđược xác định dựa vào sự phân tích nguyên nhândẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp. Trong phá sản trung thực, tình trạng mấtkhả năng thanh toán nợ nằm ngoài mong muốncủa chủ doanh nghiệp mắc nợ. Trái lại, tình trạng mất khả năng thanh toánnợ bị coi là giả tạo và gian trá, khi tình trạng đóđược chủ doanh nghiệp mắc nợ sắp đặt trước vàtạo ra nhằm lợi dụng việc tuyên bố phá sản đểtrốn tránh nghĩa vụ tài sản hoặc chiếm đoạt tàisản của chủ thể khác. Chẳng hạn, doanh nghiệp mắc nợ tạo ra vụcháy kho chứa hàng rồi tuyên bố mất khả năngthanh toán nợ đến hạn. Việc phân loại này có ý nghĩa khi xác địnhthái độ đối xử của PL đối với con nợ. */ Phá sản tự nguyện và phá sản bắtbuộc. Căn cứ vào cơ sở phát sinh quan hệ phápluật: Phá sản tự nguyện: là pháp luật cho phépchủ doanh nghiệp mắc nợ được đệ đơn yêu cầuToà án tuyên bố phá sản, khi thấy doanh nghiệplâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợđến hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, pháp luậtphải có các điều khoản qui định chặt chẽ đểtránh việc doanh nghiệp mắc nợ lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của chủ nợ. Khác với phá sản tự nguyện, sự phá sản bắtbuộc nằm ngoài ý muốn chủ quan của doanhnghiệp mắc nợ, bởi tuyên bố phá sản được Toàán đưa ra trên cơ sở yêu cầu của các chủ nợ. Việc phân loại này có ý nghĩa khi xây dựnghồ sơ vụ phá sản cũng như lựa chọn thủ tục phásản thích hợp (phục hồi hay xử lý tài sản). */ Phá sản doanh nghiệp và phá sản cánhân Phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từngquốc gia mà luật phá sản ở nước đó xác địnhphạm vi điều chỉnh riêng biệt. Ở một số nước(Úc) chỉ điều chỉnh hoạt động phá sản cá nhân;còn phá sản của các doanh nghiệp tuân theo quiđịnh về phá sản trong Luật công ty. Ngược lại, Luật phá sản của nước ta chỉ ápdụng cho các doanh nghiệp. Còn cá nhân nếu lâmvào phá sản thì giải quyết theo TTDS. 3. Pháp luật về phá sản: Pháp luật về phá sản là tổng hợp các quyphạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điềuchỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trìnhgiải quyết yêu cầu phá sản DN, HTX. Từ khái niệm trên cho chúng ta thấy đượctính đặc thù của pháp luật phá sản thể hiện ởchỗ: Các qui định của pháp luật phá sản vừachứa đựng qui phạm PL về nội dung vừa chứađựng qui phạm PL về hình thức. - Qui phạm PL về nội dung: điều chỉnhquan hệ về tài sản giữa chủ nợ và con nợ, quyềnvà nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ đó. Khách thể của quan hệ này: là tài sản củaDN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. - Qui phạm PL về hình thức: điều chỉnhquan hệ tố tụng giữa cơ quan nhà nước có thẩmquyền với chủ nợ, con nợ và những người có liênquan, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này. Khách thể của quan hệ này: chính là quátrình giải quyết yêu cầu phá sản DN, HTX. a. Những yếu tố ảnh hưởng đến nộidung luật phá sản: - Nội dung của luật phá sản bị quyết địnhbởi tính chất của nền kinh tế. (nó chỉ tồn tãitrong nền KTTT). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: