Danh mục

Chương 9: Khủng hoảng tài chính tại các nước tiên tiến

Số trang: 35      Loại file: docx      Dung lượng: 451.03 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (35 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khủng hoảng tài chính là gì, xu huống vận động của cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước tiên tiến, nguyên nhân khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ đại suy thái,... là những nội dung chính trong tài liệu chương 9 "Khủng hoảng tài chính tại các nước tiên tiến". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 9: Khủng hoảng tài chính tại các nước tiên tiến CHƯƠNG 9: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TẠI CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN GIỚI THIỆU Cuộc khủng hoảng tài chính có tác động mạnh đến cả  thị  trường tài chính, thể  hiện rỡ  nét khi giá tài sản giảm mạnh và nhiều công ty phá sản. Bắt đầu vào  tháng 8/2007, khủng hoảng cho vay thế  chấp dưới chuẩn (các khoản vay có  điểm tín dụng dưới chuẩn) đã tạo chấn động lớn trên thị trường tài chính, gây ra  cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái. Trong buổi   điều trần  tại Quốc hội Mỹ, cựu Chủ  tịch Fed, Alan Greenspan, mô  tả  cuộc  khủng hoảng này như  là một cơn sóng thần thế  kỷ. Các công ty và các ngân   hàng thương mại tại Phố Wall phải chịu tổn thất lên tới hàng trăm tỷ đô la. Các  hộ gia đình và các doanh nghiệp phát hiện ra họ đã phải trả lãi suất còn cao hơn  giá trị những khoản vay của họ. Thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ với những   lần suy giảm điểm chưa từng có trong lịch sử, các chỉ số chứng khoán giảm tới   40% so với mức đỉnh và lập nên kỷ  lục mới về  mức đáy. Nhiều công ty tài  chính, bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, và các công ty bảo   hiểm bị phá sản. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính này? Tại sao các   cuộc khủng hoảng tài chính thường xuyên xảy ra trong suốt lịch sử  nước Mỹ,  cũng như ở nhiều quốc gia khác, và họ rút ra được điều gì từ cuộc khủng hoảng  này? Tại sao hậu quả  của mỗi cuộc khủng hoảng tài chính là sự  thu hẹp đáng  kể của các hoạt động kinh tế? Chúng ta sẽ lý giải các câu hỏi trên bằng cách tái   hiện lại bức tranh của các cuộc khủng hoảng tài chính tại chương này. Dựa vào  chương 8, chúng ta sử  dụng các lý thuyết về  đại diện, phân tích tác động của   thông tin bất đối xứng (lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức) trên thị trường tài   chính và nền kinh tế, để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra các cuộc khủng hoảng tài   chính và tại sao chúng lại gây thiệt hại cho nền kinh tế. Sau đó chúng ta đi phân  Trang 1 tích để  tìm hiểu các cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra trên thế  giới, bao  gồm cả cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn gần đây nhất. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH LÀ GÌ? Trong chương trước, chúng ta đã biết một hệ  thống tài chính hoạt động tốt sẽ  giải quyết được vấn đề  bất cân xứng thông tin bao gồm rủi ro đạo đức và lựa   chọn đối nghịch, từ  đó, nguồn vốn được phân bổ  một cách hiệu quả. Vấn đề  bất cân xứng thông tin sẽ  ngăn cản việc phân bổ  hiệu quả  của nguồn vốn,   thường gọi là sự  ma sát trong hệ  thống tài chính (financial friction). Khi sự  ma sát này tăng lên, thị trường tài chính giảm dần chức năng chuyển nguồn vốn   nhàn rỗi sang các doanh nghiệp đang cần vốn đầu tư, dẫn đến hoạt động kinh  tế suy giảm. Việc truyền đạt các thông tin sai lệch trong thị trường tài chính dẫn  đến mâu thuẫn tài chính tăng mạnh, thị  trường tài chính ngừng hoạt động và  khủng hoảng tài chính xảy ra.  XU HUỐNG VẬN ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TẠI  CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN Khủng hoảng tài chính ở các nền kinh tế tiên tiến tiến triển trong 2 hoặc 3 giai   đoạn. Để hiểu được các cuộc khủng hoảng hình thành như thế nào, xem sơ đồ  1 mô tả các giai đoạn và kết quả của khủng hoảng tài chính ở  các nền kinh tế  tiên tiến. Giai đoạn 1: Khởi đầu của khủng hoảng tài chính Khủng hoảng tài chính có thể bắt đầu từ các nguyên nhân sau: quản lý yếu kém  trong quá trình tự do hóa (hoặc đổi mới) tài chính, đổ  vỡ  bong bóng giá tài sản  và sự phá sản của các định chế tài chính lớn. Quản lý yếu kém trong quá trình tự do hóa/ đổi mới tài chính:  Trang 2 Mầm mống của cuộc khủng hoảng tài chính xuất hiện khi một nền kinh tế tạo  ra nhiều khoản vay mới hoặc các sản phẩm tài chính, gọi là đổi mới tài chính   (financial   innovation);   hoặc   khi   các   quốc   gia   cam   kết   tự   do   hóa   tài   chính   (financial liberalization) và loại bỏ các hạn chế trong thị trường tài chính và các  định chế  tài chính. Trong dài hạn, tự  do hóa tài chính1  thúc đẩy hệ  thống tài  chính phát triển và tạo điều kiện phân bổ  nguồn vốn đầu tư  hiệu quả. Tuy  nhiên, tự  do hóa tài chính cũng có mặt hạn chế: trong ngắn hạn, nó có thể  khuyến khích các định chế  tài chính không ngừng tung ra các gói tín dụng, hay  gọi bùng nổ  tín dụng (credit boom). Thật không may, những người cho vay có  thể  không có chuyên môn, hoặc thiếu động lực  (incentive)  để  quản lý rủi ro  hiệu quả  trong lĩnh vực kinh doanh mới này. Thậm chí, ngay cả  khi người cho   vay quản lý rủi ro hiệu quả  thì cuối cùng bùng nổ  tín dụng cũng vượt quá  ngưỡng khả năng của các định chế (và sự điều tiết của chính phủ) để kiểm soát   rủi ro tín dụng.   Mạng lưới an toàn tài chính của chính phủ  (government safety net), như  bảo  hiểm tiền gửi, đã làm suy yếu kỷ luật thị trường và làm tăng rủi ro đạo đức 2 khi  các ngân hàng chấp nhận cho vay với rủi ro cao hơn. Bởi vì những người gửi  tiền và người cho vay đều tin rằng họ ...

Tài liệu được xem nhiều: